Pages

Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?

'Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến', Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình...

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"

Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng...

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định...

CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'

Chia sẻ cùng chúng tôi doanh nhân Đỗ Văn Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp – nhấn mạnh vào mấu chốt sự thành công trong đầu tư BĐS...

Trưởng phòng không lương.

Đánh liều xin việc vào các cơ quan với “cam kết làm việc không lương nếu không có hiệu quả” Hiếu nghĩ, “Khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh là kinh doanh trực tuyến, hoặc kinh doanh dịch vụ, như môi giới bất động sản, chứng khoán...”.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

BÀI PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO UBND TỈNH TẠI CHƯƠNG TRÌNH HỌP MẶT XUÂN HỮU NGHỊ TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022

 ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH ĐỒNG NAI


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

           Đồng Nai, ngày 19 tháng 04  năm 2022



BÀI PHÁT BIỂU

CỦA LÃNH ĐẠO UBND TỈNH TẠI CHƯƠNG TRÌNH 

HỌP MẶT XUÂN HỮU NGHỊ TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022

NGÀY 22/4/2022

Kính thưa:

1/ ………………………………………………………….....................

2/ ………………………………………………………….....................

Kính thưa quý đại biểu, bà con người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân thân mến!

Trong không khí những người con Lạc Việt trên khắp mọi miền thành kính hướng về Quốc Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ công đức to lớn của các Vua Hùng dựng nước, chính quyền, nhân dân tỉnh nhà vui mừng và phấn khởi chào đón bà con người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân tại Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh về tham dự Chương trình Xuân Hữu nghị tỉnh Đồng Nai ngày hôm nay.

Thay mặt Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, tôi xin gửi những tình cảm thân thương, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng sức khỏe tốt đẹp nhất tới quý đại biểu khách quý và toàn thể bà con người Việt Nam ở nước ngoài, thân nhân có mặt tại đây cùng toàn thể đồng bào đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài. Chúc Chương trình Xuân Hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2022 diễn ra thành công tốt đẹp, thật vui, thật ấm áp và đầy ý nghĩa.

Kính thưa bà con và quý vị đại biểu.

 Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác người Việt Nam ở nước ngoài, điều đó được thể hiện qua các quyết sách quan trọng như Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị tháng 3/2004, Kết luận số 12 của Bộ Chính trị tháng 8/2021, Chỉ thị số 12 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 05/1/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, theo đúng tinh thần người Việt Nam ở nước ngoài là máu thịt, là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực quan trọng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài tham gia ngày càng tích cực, sâu rộng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ gìn tiếng Việt và bản sắc văn hoá của Dân tộc ta.

Kính thưa bà con và quý vị đại biểu.

Sau 36 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, với những thời cơ, thách thức đan xen. Tiếp sau thành công to lớn của Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam đã tổ chức an toàn, thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, mở ra một giai đoạn phát triển mới với khát vọng lớn lao - đó là xây dựng một đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc. Để hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, Đảng và Nhà nước chủ trương phát huy cao độ nguồn lực bên trong, đồng thời ra sức huy động nguồn lực quan trọng bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng đất nước. Theo đó, để khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào ta ở nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, công tác về Người Việt Nam ở nước ngoài cần phải được triển khai “toàn diện và mạnh mẽ” hơn nữa theo tinh thần của Kết luận 12 ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Nhìn lại năm 2021, Đất nước ta nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng đối mặt với biết bao khó khăn, thách thức nhất là làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân, việc làm và các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và gần đây là chủng mới Omicron khó lường. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết, “trên, dưới” đồng lòng, “trong, ngoài” như một, Tỉnh đã chỉ đạo kịp thời, nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid 19, công tác hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19...Do vậy, các doanh nghiệp an tâm sản xuất, đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục; đời sống người dân ổn định, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Năm 2021, Kinh tế tỉnh Đồng Nai tăng trưởng 2,15% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 62.366,8 tỷ đồng, đạt 132% dự toán năm 2021 và tăng 12% so với cùng kỳ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2020 Đồng Nai xếp hạng 20/63 tỉnh thành, tăng 3 bậc so với năm 2019.

Cùng với những bước tiến trong phát triển kinh tế, công tác đối ngoại, giao lưu nhân dân của tỉnh với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng được mở rộng phát triển, tính đến hết năm 2021, tỉnh Đồng Nai đã thành lập 09 Hội hữu nghị song phương với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Hoa Kỳ; và 01 Hội hữu nghị đa phương Việt Nam – ASEAN; Ban chỉ đạo về công tác người Việt Nam ở nước ngoài được kiện toàn trở thành kênh thông tin gắn kết giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai với bà con Người Việt Nam ở nước ngoài đang sinh sống ở các nước trên thế giới, cũng như là cầu nối giao lưu nhân dân, phát triển giao lưu văn hóa, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước. 

Kính thưa bà con và quý vị đại biểu.

Đồng Nai hiện có khoảng 32.000 bà con đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và gần 18.000 hộ thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài đang sinh sống tại địa phương. Hiện nay, Đồng Nai có khoảng 20 doanh nghiệp Việt Nam có người Việt Nam ở nước ngoài tham gia thành viên góp vốn hàng nghìn tỷ đồng chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực: dịch vụ, giáo dục, kinh doanh bất động sản…. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài đã và đang góp phần giữ gìn bản sắc và quảng bá những giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài, thúc đẩy, lan tỏa và giành được sự yêu mến của bạn bè các nước, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Những đóng góp đáng trân trọng và đầy tự hào của bà con kiều bào ta đối với, đất nước xuất phát từ chính lòng yêu nước nồng nàn của mỗi người con đất Việt, là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Trên cơ sở đó, hằng năm vào dịp bà con ta trên khắp thế giới về quê đón Tết cổ truyền dân tộc, tỉnh Đồng Nai đều tổ chức họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài vào những ngày giáp tết. Năm 2021 và 2022 do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, bà con trở về nước gặp khó khăn do công tác phòng, chống dịch tại các quốc gia và Việt Nam nên chương trình gặp gỡ người Việt Nam ở nước ngoài vào dịp Tết cổ truyền không thể thực hiện. Thay vào đó, tỉnh Đồng Nai tổ chức Chương trình “Xuân hữu nghị” nhằm gặp gỡ giao lưu với bà con người Việt Nam ở nước ngoài của tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời lắng nghe những ý kiến của bà con với lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng, bổ sung chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào ta trở về nước tham gia đầu tư, kinh doanh… đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Kính thưa bà con và quý vị đại biểu.

Sự tham dự của gần 160 đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tại chương trình ngày hôm nay, minh chứng cho việc ngày càng có nhiều đồng bào ta ở nước ngoài hướng về xây dựng quê hương đất nước. Chính quyền Đồng Nai luôn quan tâm, hỗ trợ những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại các nước sở tại cũng như khuyến khích sự trở về tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa – giáo dục của tỉnh. Qua đó, mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp về các nguồn lực cũng như trí tuệ của bà con ta ở nước ngoài cung như thân nhân tại địa phương và thành phố Hồ Chí Minh vì một Đồng Nai năng động và phát triển bền vững.

Sự thành đạt của bà con ta ở các nước trên thế giới là niềm tự hào, cũng là minh chứng cho việc phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, chính quyền Đồng Nai mong rằng dù ở đâu thì cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sẽ luôn kề vai sát cánh, xây dựng cộng đồng đoàn kết, giúp đỡ nhau, gìn giữ văn hóa cốt cách cao đẹp của người dân đất Việt để hình ảnh về con người Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình, ứng xử văn minh sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng với các nước trên thế giới, cũng như luôn hướng về quê hương, Tổ Quốc bằng những hành động thiết thực.

Kính thưa bà con và quý vị đại biểu.

Một lần nữa, với tình cảm chân thành sâu sắc nhất, thay mặt lãnh đạo và người dân trong tỉnh, chúc toàn thể đồng bào ta ở xa Tổ quốc và toàn thể các vị khách quý một năm 2022 dồi dào sức khỏe, tràn đầy hạnh phúc và đại thắng lợi!

Xin trân trọng cảm ơn! 



PHÁT BIỂU CỦA CHỦ NHIỆM PHÙNG CÔNG DŨNG HỌP MẶT XUÂN HỮU NGHỊ TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022

 PHÁT BIỂU CỦA CHỦ NHIỆM PHÙNG CÔNG DŨNG.


Kính thưa 

.......

Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời chúc đến toàn thể Quý đại biểu có mặt trong buổi Họp mặt Xuân Hữu nghị Tỉnh Đồng Nai năm 2022 hôm nay lời chúc sức khỏe hạnh phúc và thành công.

Thay mặt Lãnh đạo Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố  Hồ Chí Minh, chúng tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Tỉnh Đồng Nai cùng các  Sở Ban Ngành và đơn vị đã tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Đại biểu Người    Việt Nam ở nước ngoài đến tham dự chương trình họp mặt này. Có thể nói đây là một cơ hội tốt để cộng đồng Người Việt Nam ở nước ngoài hai địa phương Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh có thể trực tiếp trao đổi, kết nối với nhau, qua đó tìm kiếm các cơ hội đầu tư hợp tác.

Hơn thế nữa, đây là một diễn đàn để đại biểu đóng góp ý kiến đối với các sở, ban, ngành và Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, đề xuất các chủ trương, giải pháp để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, phù hợp với khả năng và nhu cầu của nhà đầu tư.

Kính Thưa Quý vị!

Chúng ta vừa nghe qua một số ý kiến đóng góp của các đại biểu người    Việt Nam ở nước ngoài đối với tỉnh Đồng Nai. Chúng tôi hy vọng rằng, sau buổi họp mặt này, Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cùng các sở ngành sẽ có thêm nhiều thông tin, nhiều địa chỉ liên lạc đáng tin cậy để mời gọi được những nhà đầu tư tiềm năng đồng thời có thể nghiên cứu, triển khai các ý kiến đóng góp này vào sự phát triển của Tỉnh trong thời gian tới. Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng làm cầu nối giữa tỉnh với các đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến đi vào thực tiễn.

 Tôi trân trọng cảm ơn Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đoàn đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài đến tham dự Họp mặt hôm nay. Mong rằng thời gian tới, công tác phối hợp giữa hai đơn vị sẽ ngày càng được nâng chất hơn với nhiều hoạt động phong phú với thực tiễn hơn đúng với các nội dung mà hai bên đã ký kết phối hợp.

Một lần nữa, kính chúc Quý Lãnh đạo cùng đại biểu tham dự buổi Họp mặt Xuân Hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2022 thật nhiều sức khỏe.

Chúc buổi họp mặt thành công tốt đẹp./.    

Phùng Công Dũng - Chủ nhiệm 

Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh


Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

Bài 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường bất động sản

 

2.1. Sự phát triển kinh tế: 

Sự phát triển kinh tế của một quốc gia là nhân tố quan trọng thúc đẩy các giao dịch, trao đổi mua bán trên thị trường bất động sản ngày càng gia tăng.

- Sự phát triển kinh tế cũng đồng thời là sự tăng nhu cầu sử dụng đất đai và các mục đích phi sản xuất nông nghiệp như: đất xây dựng các cơ sở sản xuấngkinh doanh, cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ … Sự tăng trưởng này đòi hỏi phải chuyển dịch đất đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp sang sử dụng vào mục đích công nghiệp, thương mai, dịch vụ, du lịch … làm gia tăng các giao dịch về đất đai, bất động sản và thị trường bất động sản phát triển.

- Phát triển kinh tế làm cho năng suất lao động ngày một cao hơn nên thu nhập thực tế của người lao động tăng lên cũng làm tăng các giao dịch về bất động sản trên thị trường.

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đã tạo ra những yếu tố tác động trực tiếp đến việc tạo ra những bất động sản mới, hoặc cải tạo các bất động sản cũ thành những hàng hóa mới phù hợp với nhu cầu sản xuất, thương mai, dịch vụ cũng như đời sống nhân dân, tuy chu kỳ đổi mới của các bất động sản có thể chậm hơn so với nhiều hàng hóa khác nhưng tính chất của bất động sản có thể mua đi bán lại nhiều lần nên làm mật độ giao dịch của bất động sản ngày một tăng.

2.2 Sự gia tăng dân số

Sự gia tăng dân số là nhân tố làm tăng mọi nhu cầu của xã hội về việc làm, ăn, ở, mặc, học hành, giải trí … theo đó làm tăng nhu cầu về bất động sản. Trước hết, sự tăng dân số làm tăng nhu cầu về đất đai cho sản xuất kinh doanh, tiếp theo là một áp lực lớn làm tăng nhu cầu sử dụng bất động sản làm nhà ở, đất ở. Dân số tăng một mặt làm tăng quy mô gia đình dẫn đến nhu cầu về quy mô, diện tích về nhà ở của mỗi gia đình tăng lên. Thêm nữa, gia tăng dân số theo đó là sự tăng thêm các nhu cầu về các hoạt động xã hội, dịch vụ, thương mại, nhu cầu về khám chữa bệnh, nhu cầu về giáo dục và đào tạo, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao… những nhu cầu này là những nhân tố làm gia tăng nhu cầu về bất động sản như các trung tâm thương mại, dịch vụ, dân cư …

2.3 Yếu tố pháp luật

Hệ thống pháp luật của một quốc gia thường sẽ quy định các vấn đề về quyền sở hữu; quyền sử dụng đất đai; các quyền mua, bán, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản … hướng dẫn hợp đồng giao dịch dân sự bất động sản; quy định về phạm vi áp dụng của các sắc thuế trong việc sử dụng và chuyển nhượng đất đai, bất động sản. Như vậy, rõ ràng pháp luật là một yếu tố có tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản. 

Thực tế cho thấy, yếu tố pháp luật có thể thúc đẩy hoặc hạn chế, cá biệt có thể đóng cửa thị trường bất động sản như ở Việt Nam trước khi có Luật đất đai năm 2003. Như vậy có thể nói hệ thống pháp luật là hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hoạt động và phát triển.

2.4 Chính sách quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Chính phủ và chính quyền các cấp

Chính sách phát triển kinh tế, vấn đề quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. Việc quy hoạch và đưa ra một kế hoạch sử dụng đất, thực chất đó là việc quy hoạch mục đích sử dụng đất của từng vùng, từng khu vực cụ thể. Điều đó có thể làm thay đổi tính chất và mục đích sử dụng đất trong khu vực đó cũng như các khu vực lân cận, là nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu về đất đai nói riêng và bất động sản nói chung. Đây cũng là vấn đề tất yếu, vì khi mà tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển sẽ có một bô phận đất nông nghiệp chuyển sang phục vụ cho sự phát triển công nghiệp, nhà ở cũng như các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, dân sinh và cũng tương tự như vậy đô thị phát triển đến đâu việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở của khu đô thị đến đấy.Tất cả những điều đó sẽ làm tăng các giao dịch mua bán, thuê mướn bất động sản ở các trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, giải trí, nhà ở, văn phòng, công sở, …

Việc quy hoạch và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của Quốc gia sẽ kéo theo việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng … Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể cho phép các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước đầu tư, xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc xây dựng nhà để bán hoặc cho thuế… Điều đó làm tăng hoặc giảm cầu về bất động sản, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản.

2.5 Tập quán, truyền thống và thị hiếu

Khác với các loại thị trường khác như thị trường vốn, thị trường lao động hay thị trường hàng hóa thông thường, thị trường bất động sản chịu sự chi phối mạnh bởi yếu tố tập quán, truyền thống và thị hiếu. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, phương tiện và các hình thức thanh toán

Theo ThS. Đỗ Thị Xuân Thu 


Bài 1: Khái niệm và đặc điểm thị trường bất động sản

 


1.1. Khái niệm thị trường bất động sản:

Thị trường bất động sản là quá trình giao dịch hàng hóa bất động sản giữa các bên có liên quan, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ khác có liên quan đến bất động sản giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh trên thị trường bất động sản.

1.2 Đặc điểm thị trường bất động sản:

1.2.1 Thị trường bất động sản không phải là thị trường giao dịch bản thân bất động sản mà là thị trường giao dịch các quyền và lợi ích chứa đựng trong bất động sản:

Thị trường bất động sản là thị trường giao dịch các quyền và lợi ích có được từ việc sở hữu đất đai (đối với các nước có chế độ sở hữu tư nhân về đất đai), hoặc quyền sử dụng đất (đối với các nước đất đai thuộc sở hữu toàn dân). 

Đặc biệt trong điều kiện “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” do nhà nước thống nhất quản lý, thì các giao dịch về đất đai trên thị trường thực chất là giao dịch các quyền và lợi ích từ việc sử dụng nó. Bởi vì đất đai không bao giờ hao mòn và mất đi, người có quyền sở hữu đất không sử dụng đất như các tài sản thông thường khác, cái mà họ có thể sử dụng được đó là các quyền và lợi ích do đất mang lại. Đặc điểm này là yếu tố cơ bản quyết định giá đất (quyền sử dụng đất) không phải là giá trị của đất đai, mà giá đất phản ánh khả năng thu lợi từ việc sử dụng đất. Do vậy, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật của nền kinh tế sẽ làm cho việc thu lợi từ sử dụng đất ngày càng tăng và tất yếu làm cho giá của quyền sử dụng đất cũng có xu hướng tăng.

1.2.2 Thị trường bất động sản mang tính vùng, tính khu vực sâu sắc:

Bất động sản là loại hàng hóa cố định và không thể di dời được về mặt vịtrường bất động sản mang tính không tập trung, trải rộng ở mọi vùng trong cả nước, mà ở mỗi vùng có trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau, mật độ dân số lại không đồng đều. Do đó, nhu cầu về bất động sản là rất khác nhau về số lượng, kiểu cách, mẫu mã, chất lượng dẫn đến sự khác nhau về quy mô và trình độ phát triển của thị trường bất động sản. Thực tế cho thấy, thị trường bất động sản ở các đô thị thường có quy mô và trình độ phát triển cao hơn ở khu vực nông thôn. Ngay cả giữa các khu đô thị với nhau thì đô thị là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của một vùng hay cả nước có thị trường bất động sản phát triển, hoạt động sôi nổi hơn các đô thị khác có quy mô nhỏ hơn, xa thành phố, xa đô thị lớn hoặc ở nông thôn.

1.2.3 Thị trường bất động sản là thị trường chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự chi phối của pháp luật: 

Thị trường bất động sản là thị trường hàng hoá có giá trị lớn, hơn nữa với những đặc điểm riêng có của bất động sản nên các giao dịch về bất động sản không thể diễn ra như nhiều hàng hoá thông thường, mà đi cùng với các giao dịch này là các giấy tờ và thủ tục kèm theo. Vì vậy nên khi trao đổi, mua bán bất động sản đều phải chịu sự chi phối và điều chỉnh của hệ thống các quy định pháp luật có liên quan như quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quyền mua bán, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản, thuế, lệ phí, phí phải nộp liên quan đến việc sử dụng, mua bán, giao dịch bất động sản. Ngoài ra pháp luật còn quy định hợp đồng dân sự về bất động sản, quy định cung cấp thông tin về bất động sản … Điều đó cho thấy, nếu các quy định pháp luật càng đơn giản và chặt chẽ về thủ tục, các chi phí liên quan đến giao dịch bất động sản càng ít thì việc mua bán diễn ra rất nhanh và thuận lợi.

1.2.4 Thị trường bất động sản tuy có hoạt động phong phú nhưng thường là một thị trường không hoàn hảo:

Thị trường bất động sản có nội dung phong phú bao gồm các giao dịch dân sự chuyển quyền sở hữu bất động sản, các giao dịch chuyển đổi bất dộng sản, các giao dịch cho thuê, thế chấp bất động sản, các giao dịch dung bất động sản góp vốn lien doanh … Nhưng thực tế dạng thị trường bất động sản là thị trường không hoàn hảo. Thị trường bất động sản phụ thuộc vào điều kiện đặc trưng của từng vùng, từng địa phương, nó chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống và tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng khác nhau. Chính vì đặc điểm mang tính địa phương như vậy, sự hiểu biết về giao dịch và thực hiện giao dịch thường không hoàn hảo. Có giao dịch ở địa phương này đã xuất hiện nhưng tại địa phương khác lại chưa xuất hiện. Thông tin và các yếu tố cấu thành thị trường là không hoàn hảo. Nguyên nhân là do từng bất động sản chỉ phản ánh tình trạng vật chất của bất động sản đó. Bản thân vật chất của bất động sản không phản ánh được tính pháp lý vềquyền sở hữu bất động sản của người đang có bất động sản, thường các thông tin về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản cũng như các tranh chấp, kiện tụng … được giữ kín. Đó là những thông tin, những yếu tố mà người mua, người thuê, người nhận thế chấp, người nhận góp vốn liên doanh … cần nắm bắt và am hiểu. Tuy những thông tin này rất phong phú nhưng lại không công khai gây nên tính chất của một thị trường không hoàn hảo.

1.2.5 Độ trễ của cung và cầu bất động sản lớn hơn so với các hàng hóa khác: 

Một hàng hóa thông thường được đưa ra thị trường và được thừa nhận, khi xuất hiện nhu cầu tăng lên thì nhà sản xuất nhanh chóng tìm mọi biện pháp tăng cường sản xuất hoặc nhập khẩu để cung ứng cho thị trường (trừ những hàng hóa đặc biệt). Tuy nhiên, đối với bất động sản thì khi cầu bất động sản tăng, cung về bất động sản trên thị trường không thể phản ứng tăng nhanh chóng như các hàng hóa thông thường khác, không thể “sản xuất” hoặc “nhập khẩu” đất đai, bất động sản. Việc tăng cung hàng hóa bất động sản cần có thời gian và khó khăn hơn các hàng hóa thông thường. Để tạo ra hàng hóa bất động sản, các công trình xây dựng, … đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, từ tìm hiểu thông tin về đất đai, chuyển nhượng đất đai, xin giấy phép xây dựng, thiết kế, thi công, …Thủ tục chuyển nhượng đất đai, bất động sản thường là khá phức tạp (nhất là trong điều kiện của Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, mọi thủ tục cần thực hiện để giao đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất rất chậm). Bên cạnh đó, bất động sản là hàng hóa có giá trị lớn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có vốn lớn.

1.2.6 Giao dich trên thị trường bất động sản cần có những chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp có trình độ cao: 

Bất động sản là hàng hóa có giá trị lớn. Mặc khác, giá trị hàng hóa bất động sản chịu sự tác động phức tạp của nhiều yếu tố, thông tin trên thị trường bất động sản khá phức tạp và thường không hoàn hảo. Chính vì vậy, khi mua bán, giao dịch bất động sản đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng, đòi hỏi phải thông qua các chuyên gia môi giới, định giá bất động sản có chuyên môn, có kinh nghiệm, nắm được thông tin thị trường, am hiểu pháp luật về bất động sản. 

Kinh nghiệm cho thấy ở các nước có thị trường bất động sản phát triển thì đều cần có đội ngủ chuyên gia định giá, chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp được đào tạo bài bản và có trình độ cao; đồng thời có cả các tổ chức trung gian để thực hiện các giao dịch trong thị trường bất động sản. Hoạt động của tổ chức môi giới, tổ chức trung gian, các chuyên gia có vai trò quan trọng góp phần kích thích thị trường bất động sản phát triển.

1.2.7 Thị trường bất động sản có mối quan hệ mật thiết với thị trường tài chính:

Theo lý thuyết về cầu tài sản và cầu tiền, các giao dịch về bất động sản trong nền kinh tế liên quan chặt chẽ đến những biến động của nền kinh tế, đặcbiệt là thị trường tài chính. Vì trong những điều kiện nhất định người ta có nhu cầu chuyển một lượng tiền mặt sang đất đai hoặc ngược lại. Mặt khác, bản thân các giao dịch về bất động sản thường có nhu cầu rất lớn về vốn. Từ đó, để có vốn giao dịch trên thị trường này phải liên quan đến một lượng vốn tương tự trên thị trường tài chính dưới các hình thức chuyển dịch khác nhau. Điều đó cho thấy, thị trường bất động sản của một quốc gia chỉ có thể phát triển lành mạnh và ổn định khi có một thị trường vốn phát triển lành mạnh và ổn định. Ngược lại, khi một thị trường bất động sản phát triển mạnh, hoạt động tốt là cơ sở để huy động được nguồn tài chính lớn cho nước phát triển kinh tế thông qua hình thức vay thế chấp (theo thống kê ở các nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay thông qua thế chấp bằng bất động sản chiếm 80% trong tổng lượng vốn cho vay). Như vậy, hai thị trường này có mối quan hệ biện chứng khăng khít với nhau trong nền kinh tế.

Theo ThS. Đỗ Thị Xuân Thu