Pages

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Đề án: ĐÀO TẠO CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY

 Tên đề án

ĐÀO TẠO QUẢN LÝ, HỖ TRỢ KỸ THUẬT, CẢI TIẾN SẢN XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY 

1. GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN

Đề án “Đào tạo quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, cải tiến sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và xử lý môi trường cho các doanh nghiệp ngành dệt may” trong khuôn khổ chương trình Phát triển Công nghiệp hỗ trợ từ 2016 – 2025 của Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương là đề án được Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương tin tưởng giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM chủ trì, nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp dệt may cải thiện những khó khăn về kỹ thuật, quản lý sản xuất, duy trì, cải tiến tăng năng suất/chất lượng, giảm giá thành, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với các chiến lược phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ các doanh nhiệp vừa và nhỏ của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời góp phần hỗ trợ doanh nghiệp theo định hướng phát triển bền vững, cải thiện môi trường ngành dệt nhuộm đang ở mức báo động như hiện nay.

Cách thức tiến hành của đề án là hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp ở cả 2 khía cạnh: đào tạo và tư vấn cải tiến hiện trường sản xuất, quản lý chất lượng. Kết quả của đề án là đào tạo được 100 cán bộ quản lý có năng lực học tập và vận dụng được phương pháp JIT, Kaizen và công cụ 5S3D; có năng lực nhận diện được các loại lãng phí từ thực tế doanh nghiệp, có kiến thức và năng lực vận dụng được 7 công cụ quản lý chất lượng, nâng cao nhận thực và kỹ năng xử lý môi trường dệt-nhuộm-may.

Xây dựng được bộ tài liệu tiêu chuẩn cho doanh nghiệp, hướng dẫn phương pháp triển khai, chuẩn hóa các form quy định, nhân rộng công tác đào tạo nội bộ nhằm đạt mục tiêu: Tăng 10% năng suất các hoạt động sản xuất; Giảm tỷ lệ sự cố lỗi sản phẩm 20%; Tăng 30% hiệu quả hoạt động của tài sản, thiết bị, nhà xưởng; Giảm 10% chi phí vận hành doanh nghiệp; Tăng 10 % doanh số và lợi nhuận.

Thông qua, Đề án đạt được mục tiêu lan tỏa, xây dựng được mạng lưới kết nối các chuyên gia cũng như các doanh nghiệp cần tư vấn, hỗ trợ thuộc ngành dệt-nhuộm-in hoa-may mặc. Hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, cải tiến liên tục, không ngừng thúc đẩy hiệu quả, nâng cao sự thỏa mãn khách hàng, tạo điều kiện tìm kiếm các nhà sản xuất quốc tế và nội địa có giá trị cao, tạo ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tạo sức lan tỏa trong công đồng các doanh nghiệp dệt may nói riêng và công nghiệp hỗ trợ nói chung.

Và để cùng nhìn lại chặng đường ... tuần học tập lý thuyết cũng như thực hành, bên cạnh đó là những kết quả đạt được tại các doanh nghiệp. Hôm nay, Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM long trọng tổ chức buổi Lễ Bế Giảng “ KHÓA ĐÀO TẠO QUẢN LÝ - HỖ TRỢ KỸ THUẬT - CẢI TIẾN SẢN XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY - 2020”

2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA TỪNG KHOÁ HỌC - LÝ THUYẾT

[1]. Bảng tổng kết xếp hạng của 4 khoá            

Đơn vị tính: Học viên

Loại

GIỎI

KHÁ

TRUNG BÌNH

YẾU

TỔNG

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

KHOÁ 1

4

16%

21

84%

0

0%

0

0%

25

100%

KHOÁ 2

4

16%

18

72%

3

12%

0

0%

25

100%

KHOÁ 3

1

4%

22

88%

2

8%

0

0%

25

100%

KHOÁ 4

1

4%

20

80%

4

16%

0

0%

25

100%

TỔNG

10

10%

81

81%

9

9%

0

0%

100

100%

Kết quả tổng hợp phân loại năng lực của học viên 4 khoá có thể phản ánh chất lượng đào tạo thu được đã đạt và vượt kỳ vọng với hơn 91% học viên đạt mức xếp loại Khá – Giỏi. Còn lại 9% đạt loại Trung bình. Thêm vào đó, tuy trình độ đầu vào của học viên như trong các phần trình bày bên trên có sự chênh lệch nhưng qua quá trình đào tạo, 81% học viên đạt mức xếp loại Khá đã cho thấy kết quả đồng đều về chất lượng đầu ra đã được khẳng định.

[2] Bảng so sánh điểm bình quân của từng phần cả 

 

ĐIỂM TRUNG BÌNH

Chất lượng – Pre

Kaizen – Pre

Dệt nhuộm - Pre

Chất lượng - Finish

Kaizen - Finish

Dệt nhuộm - Finish

KHOÁ 1

37.76

47.92

60.68

72.4

77.12

89.48

KHOÁ 2

43.28

52.24

69.52

67.28

79.16

84

KHOÁ 3

40.52

52.84

67.36

65.48

83.12

82.2

KHOÁ 4

20

54.

59.24

59.5

82.16

84.52

Xét riêng từng phần Chất lượng, Kaizen và Kỹ thuật Dệt nhuộm qua 4 khoá đào tạo: khoá 2 có kiến thức Quality tốt nhất (cả đầu vào và đầu ra), khoá 3 và 4 nổi trội ở nội dung Kaizen (cả đầu vào và đầu ra), trong khi khoá 1 dẫn đầu kiến thức chuyên môn về Dệt nhuộm sau khi tốt nghiệp dù không xuất sắc nhất ngay từ đầu vào. So sánh điểm bình quân từng phần của cả 3 phần Chất lượng, Kaizen và Kỹ thuật Dệt nhuộm qua 4 khoá đào tạo, ta có thể nhận thấy ở đầu vào, Kaizen khá đồng đều ở cả 4 khoá với số điểm trung bình xấp xỉ 50, thấp hơn và chênh lệch nhiều hơn là phần Quality, trong đó yếu nhất là khoá 4 (chỉ đạt 20 điểm). Tuy nhiên, ở kết quả của bài kiểm tra đầu ra, Quality của khoá 4 đã được cải thiện, tăng xấp xỉ gấp 3 lần (từ 20 lên 59.5). Do đặc thù học viên là xuất thân từ các doanh nghiệp dệt nhuộm, đồng thời qua quá trình tuyển chọn gắt gao của đề án nên kiến thức chuyên ngành khá vững ngay từ đầu vào và kết quả đầu ra cũng rất ấn tượng. Các khoá đều đạt trên 80 điểm cho đầu ra kiến thức Dệt – nhuộm. 

[3] Báo cáo so sánh điểm bình quân đầu vào và đầu ra của 4 khoá đào tạo thuộc đề án


Đầu vào (Pretest)

Đầu ra (Finish)

Tỷ lệ tăng %

KHOÁ 1

48.8

79.7

63.3%

KHOÁ 2

55.0

76.8

39.6%

KHOÁ 3

53.6

76.9

43.6%

KHOÁ 4

44.4

75.4

69.8%

Khi so sánh điểm bình quân đầu vào và đầu ra tính chung cho tất cả các nội dung đào tạo của 4 khoá ta có thể thấy khoá đầu tiên và khoá cuối cùng dù không có xuất phát điểm tốt nhưng những nỗ lực cải thiện hết sức đáng ghi nhận với tỷ lệ tăng là 63.3% cho khoá 1 và gần 70% cho khoá 4. Hai khoá 2 và 3 rất đồng đều cả về mặt bằng chung đầu vào và kết quả đầu ra. Một điểm đáng ghi nhận của kết quả đào tạo chính là đã tạo được sự đồng đều trong kết quả đầu ra của cả 4 khoá với số điểm trung bình dao động rất ít (từ 75.4 đến 79.7), trong khi mức độ chênh lệch này khá cao khi các khoá mới bắt đầu vào học (dao động từ 44.4 đến 55).

3. BÁO CÁO KẾT QUẢ CẢI TIẾN HIỆN TRƯỜNG ĐẠT ĐƯỢC TẠI 20 DOANH NGHIỆP 

[1] Danh sách các công ty tham gia cải tiến

Tên Công ty/ Doanh nghiệp

Công ty Cổ Phần Lai Cung Én Phúc Sang

Công ty TNHH in Thuận Phương

Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Minh Đạt

Công ty TNHH SX TM XNK Việt Hàn

Công ty TNHH SX&TM Yêu Trẻ

Công ty SG Hải Liên

Công ty Cổ phần May Việt Tiến

Công ty TNHH Dệt May Bảy Hiền

Công ty Cổ phần may Việt Tân

Công ty TNHH Dệt may Hưng Thái

Công ty TNHH Tân Duy Phát

Công ty Tnhh Mtv Dệt Kim Đông Phương

Công ty TNHH Viking Việt Nam

Công ty CP Dệt may Thành Công

Công Ty Cổ phần Công nghệ Tinh Thông

Công ty May mặc Thành Phát

Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ Thuật Mộc Nhiên

Công ty TNHH Vải Sợi Cường Thuận Phát

Công Ty TNHH TM DV & SX Tân Châu

Công ty TNHH MTV Vải Sợi Bảo Lân

[2] Kết quả cải tiến tại hiện trường

Học viên sau khi học lý thuyết 2 tuần sẽ tiếp tục tham gia cải tiến tại nhà máy với thời gian tư vấn và cải tiến dành cho mỗi doanh nghiệp là 2 tuần, trong đó lịch cải tiến của mỗi ngày được thống nhất với doanh nghiệp trên cơ sở lịch làm việc của chuyên gia tư vấn, học viên và lịch sản xuất của doanh nghiệp. Cả 20 doanh nghiệp được đề án hướng dẫn triển khai được tổng số là 231 dựa trên 4 chỉ số hiện trường Năng suất, Chất lượng, Kho vận, 5S3D. Các danh mục đề tài theo phân loại tóm tắt trong bảng bên dưới:

Stt

Phạm vi

Phát hiện đề tài

Phát sinh thêm

Tổng đề tài

Số đề tài hoàn thành

Hiệu quả %

1

Năng suất

47

6

53

53

113 %

2

Chất lượng

38

4

42

41

107 %

3

Kho vận

52

4

56

51

98 %

4

5S3D

77

11

88

86

111 %


Tổng cộng

214

25

239

231


Theo đánh giá chủ quan của đề án, mặt tích cực là các doanh nghiệp đều đặt ra những mục tiêu phù hợp với năng lực triển khai, trong quá trình thực thi với sự phối hợp nhịp nhàng của đội cải tiến (T/F) của doanh nghiệp và sự nổ lực của học viên cũng như các giáo viên hướng dẫn hiện trường đã hoàn thành các mục tiêu đã đề ra:

  1. Cổ vũ tinh thần cải tiến của doanh nghiệp;

  2. Nâng cao kiến thức và năng lực của học viên trong quá trình thực hiện đề tào cải tiến tại doanh nghiệp;

  3. Lan tỏa và nâng cao tinh thần cải tiến cho cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp. 

Phương pháp và Quy trình Tư vấn trong khuôn khổ Đề án được xây dựng dựa trên Hệ thống Quy trình Tư vấn IDC đã lựa chọn, gồm 4 Giai đoạn (Step), 13 Quá trình (Process) và 22 Hoạt động Tư vấn (Activity). Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của nhóm đối tượng doanh nghiệp được tư vấn là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất  và gia công có nhiều cam kết bảo mật về sản phẩm và thông tin với khách hàng nên Nhóm Tư vấn đã chủ động điều chỉnh một số điểm Hoạt động và Kết quả mong đợi cho phù hợp với từng doanh nghiệp. 

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • Kết luận

Đề án “Đào tạo quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, cải tiến sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và xử lý môi trường cho các doanh nghiệp ngành dệt may – 2020” thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2020 đã hỗ trợ doanh nghiệp dệt may cải thiện những khó khăn về kỹ thuật, quản lý sản xuất, duy trì, cải tiến tăng năng suất/chất lượng, giảm giá thành, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với các chiến lược phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ các doanh nhiệp vừa và nhỏ của Chính phủ Việt Nam. Cụ thể, đề án đã đạt được những kết quả mong đợi như sau:

  • Về đào tạo

Đề án đã thu hút được quan tâm rất lớn từ các đơn vị và học viên, cụ thể có tới 170 học viên đăng ký tham gia khoá tập huấn, trong đó có 150 học viên tham gia phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn cho thấy 1180 học viên đạt được những tiêu chuẩn của đề án đặt ra với điểm trung bình phỏng vấn là hơn 70 điểm. Tuy nhiên, vì giới hạn của đề án, nên số lượng học viên được lựa chọn là 100 học viên với điểm phỏng vấn từ 75 điểm trở lên. Đặc biệt, 100 học viên này đều có trình độ chuyên môn tốt, làm trên 3 năm ở lĩnh vực may mặc và dệt, và có từ 2 năm kinh nghiệm quản lý trở lên. Đặc biệt, đề án còn thu hút một số lượng đáng để đội ngũ quản lý cấp cao như Phó Giám Đốc, Giám Đốc, và các công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn lớn như Tổng công ty may Việt Tiến, Tổng công ty may Thành Công, Tập đoàn Viking…tham dự. Ngoài ra, đề án còn tự hào đã lan toả và nhận được sự quan tâm của những học viên ở xa như Đà Nẵng, Nha Trang, Biên Hoà, Bình Dương…đến tham gia phỏng vấn và học tập. Đây chính là sự thành công ngoài mong đợi mà đề án đã làm được. 

Trước quá trình đào tạo, đội ngũ thành viên đề án đã hoàn thành việc xây dựng được bộ tài liệu bài giảng chất lượng về áp dụng phương pháp JIT, Kaizen và 5S và các loại lãng phí, các công cụ quản lý chất lượng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, xử lý môi trường ngành dệt may. Cụ thể, bộ tài liệu được hoàn thành để đi vào giảng dạy gồm 3 cuốn: Cuốn 1 về quản lý sản xuất - phương pháp JIT, Kaizen và công cụ 5S; có năng lực nhận diện được các loại lãng phí từ thực tế doanh nghiệp, cuốn 2 về 7 công cụ quản lý chất lượng và Pro-3M và cuốn 3 với nội dung chính nhằm nâng cao kỹ năng xử lý môi trường dệt, nhuộm và may. Đặc biệt, thành công trong việc xây dựng bộ tài liệu này phải kể đến sự tích cực của đội ngũ thành viên trong đề án cùng với sự hỗ trợ đóng góp ý kiến từ đội ngũ chuyên gia đã từng tham gia cải tiến nhiều doanh nghiệp về sản xuất và chất lượng. Và đề án này có sự khác biệt nhất chính là nội dung chuyên sâu về dệt, may và nhuộm dưới sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến hết sức chân thành và sâu sắc từ cô PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh – một chuyên gia không những có kiến thức thực tế tốt mà còn là có kiến thức nghiên cứu và chuyên môn tốt nhất hiện nay về lĩnh vực chuyên môn này.

Trong quá trình đào tạo, học viên tham gia các khoá học học tập tích cực, tham gia các buổi học tập sôi nổi, đóng góp ý kiến trao đổi, chia sẻ giúp bầu không khí học tập luôn sôi nổi. Tỷ lệ học viên tham gia các buổi học của các khoá hơn 80%. Bên cạnh đó, để đảm bảo tốt tinh thần và sức khoẻ ho học viên, đề án còn chuẩn bị đầy đủ các hoạt động Tea-break, nước uống đa dạng, phong phú cũng như hỗ trợ ăn trưa cho học viên để đảm bảo cho học viên có sức khoẻ và tinh thần sảng khoái nhất. Ngoài ra, cơ sở vật chất khang trang, phòng học có điều hoá mát mẻ, hệ thống loa, âm thanh, máy chiếu đạt chất lượng cũng góp phần mang lại sự thành công cho đề án cũng như sự hài lòng của học viên. 

Sau quá trình đào tạo, học viên của 4 khoá đã có năng lực học tập và vận dụng được phương pháp JIT, Kaizen và công cụ 5S; có năng lực nhận diện được các loại lãng phí từ thực tế doanh nghiệp, có kiến thức và năng lực vận dụng được 7 công cụ quản lý chất lượng, nâng cao nhận thực và kỹ năng xử lý môi trường dệt-nhuộm-may; Cụ thể, thông qua các khoá học lý thuyết, điểm trung bình của học viên trước và sau khoá học tăng lên mạnh mẽ. Khoá 1 điểm trung bình tăng từ 49 điểm lên 80 điểm (tăng 63%), khoá 2 điểm trung bình tăng từ 55 lên 77 điểm (tăng 40%), điểm trung bình khoá 3 tăng từ 54 lên 77 điểm (tăng 43%), và cuối cùng là khoá 4 với điểm trung bình tăng từ 45 lên 75 điểm (tăng 69%). Ngoài ra, tỷ lệ học viên đạt thành tích loại giỏi cuối khoá đạt được 10%, tỷ lệ khá đạt 81%, tỷ lệ trung bình đạt con số rất thấp là 9% và không có học viên nào đạt loại yếu kém. 

Trong quá trình học tập cải tiến tại doanh nghiệp, các học viên đã không ngừng học tập với thái độ học tập tốt, ứng dụng kiến thức đã học vào cải tiến doanh nghiệp. Kết quả là điểm trung bình của mỗi nhóm cải tiến đa phần đều đạt trên 8.0 điểm, trong đó chỉ có 3 nhóm trong toàn khoá đạt dưới 8.0, còn lại các nhóm khác đều có số điểm đánh giá cao và rất cao. Những nhóm nằm ở Top đầu đạt trên 8.5, có nhóm đạt 8.9 điểm. Và điểm trung bình toàn khoá của cả 4 khoá khá tương đồng với nhau với trung bình là 8.4 điểm. Đây là một con số được xem là khá cao, từ đó cho thấy sự cố gắng của học viên cũng như sự thành công của đề án mang lại.

  • Mục tiêu về tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp dệt may

Sau khi kết thúc khoá học lý thuyết, các nhóm lần lượt được phân công cùng với giáo viên hướng dẫn hiện trường đi thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp dệt may trong danh mục các doanh nghiệp được hỗ trợ và lựa chọn tiến hành cải tiến. 

Trước cải tiến, đề án đã hoàn tất việc xây dựng được bộ tài liệu tiêu chuẩn cho doanh nghiệp về áp dụng phương pháp JIT, Kaizen và 5S và các loại lãng phí, các công cụ quản lý chất lượng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng, xử lý môi trường ngành dệt may. Dựa trên bộ tài liệu đã xây dựng, hướng dẫn phương pháp triển khai, chuẩn hóa các form quy định, nhân rộng công tác đào tạo nội bộ.

Kết quả là đề án đã đạt được mục tiêu ban đầu như sau:

  • Đã đào tạo được 100 nhân lực quản lý cho hơn 70 doanh nghiệp;

  • Đã thực hiện cải tiến cho 20 doanh nghiệp dệt may;

  • Tăng 10% năng suất các hoạt động sản xuất;

  • Giảm tỷ lệ sự cố lỗi sản phẩm 20%;

  • Tăng 30% hiệu quả hoạt động của tài sản, thiết bị, nhà xưởng;

  • Giảm 10% chi phí vận hành doanh nghiệp;

  • Tăng 10 % doanh số và lợi nhuận như mục tiêu đặt ra.

  • Mục tiêu lan tỏa của đề án

Qua quá trình thực hiện, đề án cũng đã xây dựng được mạng lưới kết nối các chuyên gia cũng như các doanh nghiệp cần tư vấn, hỗ trợ thuộc ngành dệt-nhuộm-in hoa-may mặc. Cụ thể, là số lượng các chuyên gia đã xây dựng với con số đạt được lên đến 50 chuyên gia đến từ các đơn vị khác nhau của ngành dệt may, đã và đang giữ những vị trí quan trọng trong công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia này cũng đã nhiệt tình và hoàn tất khoá học cũng như đã trải nghiệm thực tế quá trình cải tiến doanh nghiệp như thế nào. Chắc chắn rằng, với những gì đã học, trải nghiệm cùng với kiến thức chuyên môn đã và đang có, cộng đồng kết nối các chuyên gia này sẽ ngày càng phát triển và đóng góp lớn hơn cho sự phát triển của ngành cũng hỗ trợ các doanh nghiệp khác duy trì, cải tiến liên tục, không ngừng thúc đẩy hiệu quả, nâng cao sự thỏa mãn khách hàng, tạo điều kiện tìm kiếm các nhà sản xuất quốc tế và nội địa có giá trị cao, tạo ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tạo sức lan tỏa trong công đồng các doanh nghiệp dệt may nói riêng và công nghiệp hỗ trợ nói chung.

Ngoài ra, bên cạnh xây dựng và kết nối được cộng đồng chuyên gia vững kiến thức chuyên môn và có trải nghiệm thực tế tốt. Đề án cũng đã xây dựng được mạng lưới các doanh nghiệp lớn quan tâm đến sự cải tiến với hơn 43 doanh nghiệp có nguyện vọng trong tương lai. Tuy đề án chỉ mới dừng lại cải tiến 20 doanh nghiệp nhưng số lượng lớn các doanh nghiệp của các thành viên tham gia khoá học cũng như những doanh nghiệp khác biết đến đề án sau này đều thấy được tầm quan trọng của hoạt động cải tiến sản xuất và có nguyện vọng cũng như mong muốn được trở thành một trong những doanh nghiệp được lựa chọn để tiến hành cải tiến trong tương lai nếu như đề án đựợc tiếp tục và mở rộng cho những năm tiếp theo 2021-2022.

  • Kiến nghị

Với những thành tích bước đầu đã đạt được, đề án cũng không nằm ngoài khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực đồng thời nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may trong nước. Theo đó, để có thể nhân rộng và lan toả tư duy cải tiến cũng như các kỹ thuật cải tiến cập nhật, nếu Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh và khuyến khích hơn nữa các mô hình kết nối hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, chú trọng các kỹ năng mới như thiết kế, phát triển sản phẩm, đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp… thì không chỉ trong phạm vi của dự án này mà các hoạt động tiếp theo của chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ còn nhiều bước tiến xa và vượt bậc hơn nữa, tạo động lực phát triển việc sản xuất công nghiệp phụ trợ mang lại giá trị gia tăng cho ngành.

Đồng thời, một vấn đề khác mà trong quá trình thực hiện và hoàn thành, đề án cũng không ngừng trăn trở chính là vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài cùng với việc bảo vệ môi trường và đảm bảo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa. Hiện tại việc thu hút đầu tư đã có chọn lọc đã được các cơ quan ban ngành quan tâm cẩn trọng để đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Đây là một tín hiệu hết sức khả quan không chỉ cho ngành dệt may mà còn cho môi trường nói chung. Thiết nghĩ nếu việc thu hút đầu tư có chọn lọc này được kết hợp với việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đạt các chứng chỉ cải tiến, nâng cao chất lượng, kỹ năng quản lý… thì khả năng cạnh tranh, hội nhập và nâng tầm của doanh nghiệp Việt sẽ ngày càng khởi sắc. Đó cũng là cơ hội để kết quả của đề án được tiếp tục duy trì tại các doanh nghiệp đã thực hiện cải tiến và có khả năng nhân rộng cho các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành. Bởi lẽ nếu không thay đổi, cải tiến phương thức sản xuất, quản lý ngay từ bây giờ doanh nghiệp trong nước sẽ mất dần năng lực cạnh tranh và nhiều cơ hội, dẫn đến thua thiệt ngay trên sân nhà. Chính vì thế, việc hỗ trợ nhân rộng mô hình đào tạo năng lực quản lý, cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng và xử lý bảo vệ môi trường bằng cách mở rộng phạm vi, đối tượng thụ hưởng, ngân sách… có thể giúp kết quả của đề án có sức lan toả nhanh để ngành dệt may có thể cất cánh vươn xa trong tương lai gần.

KỊCH BẢN LỄ BẾ GIẢNG


  1. Tuyên bố lí do + Giới thiệu đại biểu + Giới thiệu nội dung chương trình

* Tuyên bố lí do:

Kính thưa Quý vị khách quý, Quý Thầy cô, các thành viên đề án cùng toàn thể học viên tham dự buổi lễ bế giảng hôm nay;

Đề án “Đào tạo quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, cải tiến sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và xử lý môi trường cho các doanh nghiệp ngành dệt may” trong khuôn khổ chương trình Phát triển Công nghiệp hỗ trợ từ 2016 – 2025 của Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương là đề án được Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương tin tưởng giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM chủ trì, nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp dệt may cải thiện những khó khăn về kỹ thuật, quản lý sản xuất, duy trì, cải tiến tăng năng suất/chất lượng, giảm giá thành, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với các chiến lược phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ các doanh nhiệp vừa và nhỏ của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời góp phần hỗ trợ doanh nghiệp theo định hướng phát triển bền vững, cải thiện môi trường ngành dệt nhuộm đang ở mức báo động như hiện nay.

Cách thức tiến hành của đề án là hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp ở cả 2 khía cạnh: đào tạo và tư vấn cải tiến hiện trường sản xuất, quản lý chất lượng. Kết quả của đề án là đào tạo được 100 cán bộ quản lý có năng lực học tập và vận dụng được phương pháp JIT, Kaizen và công cụ 5S3D; có năng lực nhận diện được các loại lãng phí từ thực tế doanh nghiệp, có kiến thức và năng lực vận dụng được 7 công cụ quản lý chất lượng, nâng cao nhận thực và kỹ năng xử lý môi trường dệt-nhuộm-may.

Xây dựng được bộ tài liệu tiêu chuẩn cho doanh nghiệp, hướng dẫn phương pháp triển khai, chuẩn hóa các form quy định, nhân rộng công tác đào tạo nội bộ nhằm đạt mục tiêu: Tăng 10% năng suất các hoạt động sản xuất; Giảm tỷ lệ sự cố lỗi sản phẩm 20%; Tăng 30% hiệu quả hoạt động của tài sản, thiết bị, nhà xưởng; Giảm 10% chi phí vận hành doanh nghiệp; Tăng 10 % doanh số và lợi nhuận.

Thông qua, Đề án đạt được mục tiêu lan tỏa, xây dựng được mạng lưới kết nối các chuyên gia cũng như các doanh nghiệp cần tư vấn, hỗ trợ thuộc ngành dệt-nhuộm-in hoa-may mặc. Hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, cải tiến liên tục, không ngừng thúc đẩy hiệu quả, nâng cao sự thỏa mãn khách hàng, tạo điều kiện tìm kiếm các nhà sản xuất quốc tế và nội địa có giá trị cao, tạo ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, tạo sức lan tỏa trong công đồng các doanh nghiệp dệt may nói riêng và công nghiệp hỗ trợ nói chung.

Và để cùng nhìn lại chặng đường ... tuần học tập lý thuyết cũng như thực hành, bên cạnh đó là những kết quả đạt được tại các doanh nghiệp. Hôm nay, Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM long trọng tổ chức buổi Lễ Bế Giảng “ KHÓA ĐÀO TẠO QUẢN LÝ - HỖ TRỢ KỸ THUẬT - CẢI TIẾN SẢN XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY - 2020”

* Giới thiệu đại biểu

Kính thưa quý vị đại biểu!

Có mặt tham dự tại buổi lễ bế giảng của đề án hôm nay, chúng tôi rất vinh dự chào đón sự có mặt của các vị khách quý:

  • Về phía Bộ Công Thương, xin trân trọng giới thiệu:

  1. Bà Nguyễn Thị Thanh Mai_Phó Chánh Văn phòng Công đoàn Công Thương Việt Nam_ Phụ trách Văn phòng Phía nam;

  2. Ông Phạm Tuấn Anh_ Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương 

  3. Ông Lê Văn Khôi_ Đại diện văn phòng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương

  4. ......................................................................................................................................................................................................................

  5. ......................................................................................................................................................................................................................


  • Về phía Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, xin trân trọng giới thiệu:

  1. Bà Đàm Sao Mai – Phó hiệu trưởng trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

  2. Ông Bùi Trung Thành_Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ;

  3. Ông Phạm Thanh Tùng_Chủ tịch Công đoàn Trường

  4. Ông Phạm Trung Kiên_ Trưởng phòng Tổ chức Hành chính

  5. Ông Trịnh Ngọc Nam_Trưởng phòng Quản lí khoa học và hợp tác quốc tế

  6. Ông Bùi Đình Tiền_ Phó Trưởng phòng Quản lí khoa học và hợp tác quốc tế

  7. Bà Nguyễn Thị Lụa_ Phòng Quản lí khoa học và hợp tác quốc tế

  8. Ông Lê Đình Vũ _ Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ sinh viên

  9. Ông Phạm Trường Quân_ Phó trưởng phòng Tài chính Kế toán

  10. Ông Nguyễn Mậu Tùng_Trưởng khoa Công nghệ may và Thời trang

  11. Ông Nguyễn Văn Cường_Trưởng khoa Công nghệ Hóa học

  12. Bà Phạm Thị Hồng Phượng_Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học_Vật liệu; Trưởng nhóm Nghiên cứu Vật liệu Ứng dụng_Chủ nhiệm đề án

  • Về phía Doanh nghiệp, cơ quan báo chí và các đơn vị hợp tác xin trân trọng giới thiệu:

  1. ………….………………….………………….………………….…

  2. ………….………………….………………….………………….…

  3. ………….………………….………………….………………….…

  4. ………….………………….………………….………………….…

  • Về phía Giảng viên tham gia giảng dạy của đề án, xin trân trọng giới thiệu:

  1. Cô Hoàng Thị Lĩnh_Giảng dạy nội dung chuyên ngành về kỹ thuật sản xuất vải và hoàn tất sản phẩm may

  2. Thầy Đào Duy Thái_ Giảng dạy nội dung chuyên ngành về kỹ thuật sản xuất vải và hoàn tất sản phẩm may

  3. Thầy Tôn Thất Lành_Chuyên gia Samsung, giảng dạy nội dung về cải tiến sản xuất cơ bản

  4. Thầy Trịnh Hữu Nhân_Chuyên gia tư vấn Việt Nam, giảng dạy nội dung về chất lượng;

  5. Cô Bùi Thụy Uyên Vy_ Chuyên gia tư vấn Việt Nam, giảng dạy nội dung về sản xuất;

Để đề án được thành công và mang lại nhiều thành quả vượt bậc, bên cạnh các giảng viên giảng dạy, đề án cũng vinh dự được chào đón và hỗ trợ nhiệt tình từ Quý thầy cô cũng là chuyên gia cải tiến và cũng là giảng viên của trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM tham gia hỗ trợ các nhóm trong quá trình cải tiến tại doanh nghiệp. Xin trân trọng giới thiệu:

  1. Cô Hoàng Thị Thanh 

  2. Thầy Lê Nhất Thống

  3. Cô Nguyễn Thị Trang

  4. Thầy Phạm Thành Tâm

  5. Thầy Trương Văn Minh

  • Và cuối cùng là ………..học viên các khóa đã cùng đồng hành với đề án cũng có mặt trong ngày hôm nay.

  • * Giới thiệu nội dung chương trình buổi lễ:

Kính thưa quý vị!

Trước khi buổi lễ tổng kết chính thức bắt đầu, thay mặt BTC, tôi xin trân trọng giới thiệu những nội dung chính sẽ diễn ra trong buổi lễ ngày hôm nay:

  1. Đón tiếp đại biểu

  2. Phát biểu Khai mạc

  3. Trình chiếu video giới thiệu về các hoạt động của 4 khóa

  4. Báo cáo điển hình

  5. Phát biểu của Lãnh đạo Bộ Công thương

  6. Phát biểu của Lãnh đạo Nhà trường

  7. Phát biểu của Doanh nghiệp

  8. Phát biểu của Đại diện học viên các khóa

  9. Phát biểu của Khoa chuyên ngành

  10. Trao chứng nhận cho học viên và cả doanh nghiệp tham gia cải tiến

  11. Chụp hình lưu niệm và Bế mạc.


  1. Phát biểu khai mạc:

Kính thưa quý vị!

Để có được sự thành công của đề án như ngày hôm nay xin trân trọng giới thiệu....................................................................................................................... lên phát biểu khai mạc Lễ Bế giảng.

Xin mời ................................. nán lại sân khấu, xin trân trọng kính mời................................. lên tặng hoa cảm ơn. 

  1. Trình chiếu video

Kính thưa quý vị, để cùng nhìn lại chặng đường mà 4 khóa đã đi qua, xin mời toàn thể quý vị cùng hướng mắt lên màn hình để xem lại những hình ảnh ghi lại hoạt động của toàn thể học viên về quá trình tham gia đề án này.

 (Chiếu video)

Chỉ với thời lượng rất ngắn không thể nào diễn tả hết quá trình mà toàn thể học viên đã cùng nhau trải qua suốt chặng đường. Tôi tin rằng sau khóa đào tạo này,  ngoài những kiến thức và kinh nghiệm thực tế nhận được thì khoảng thời gian này cùng là một phần kỉ niệm đáng nhớ với cá nhân nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. 

  1. Báo cáo điển hình 

1. - Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến

2. - Công ty TNHH Dệt may Hưng Thái

  1. Phát biểu Lãnh đạo Bộ Công thương

Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương lên phát biểu tại lễ tổng kết ngày hôm nay.

  1. Phát biểu của Lãnh đạo Nhà trường

Bà Đàm Sao Mai – Phó hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM lên phát biểu.

  1. Phát biểu của Doanh nghiệp 

Ông ... …………………..Đức - Đại diện Công ty TNHH SX TM DV Minh Đạt lên chia sẻ cảm nghĩ cùng quý vị.

  1. Phát biểu của học viên

Nguyễn Phương Nam - GĐ Công ty CP Lai Cung Én Phúc Sang đại diện cho học viên Khóa 1 chia sẻ cảm nghĩ cùng quý vị.

Ông Trần Trọng Bình - Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH Youngtex Vina đại diện cho học viên khóa 4 chia sẻ cảm nghĩ. 

  1. Phát biểu của khoa chuyên ngành

PGS.TS. Nguyễn Văn Cường_Trưởng Khoa Công nghệ Hóa học, là khoa chủ quản các chuyên ngành liên quan đến dệt nhuộm-in hoa, có đôi lời phát biểu chúc mừng nhóm đề án. 

10. Trao chứng nhận cho học viên và Doanh nghiệp tham gia cải tiến

 Kính thưa quý vị!

Sau phần chia sẻ hết sức thú vị của các học viên thì cũng đến giờ phút quan trọng nhất của buổi lễ ngày hôm nay. Vẫn biết, những kiến thức, kinh nghiệm, tinh thần mà các học viên thu nhận được trong khoá học mới là những điều quan trọng, song, những chứng nhận mà các học viên nhận được này cũng chính là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt thời gian qua của các học viên.

- Trao bằng cho học viên

Ngay sau đây xin trân trọng kính mời (DANH SÁCH HỌC VIÊN ĐÍNH KÈM)  lên sân khấu để nhận giấy chứng nhận từ BTC.

Xin trân trọng kính mời ông........ lên trao chứng nhận cho các học viên.

Xin trân trọng cảm ơn toàn thể các học viên vì những nỗ lực của mình trong suốt thời gian qua. Hy vọng, các anh chị tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần cải tiến và những kiến thức, kinh nghiệm mà các anh chị thu nhận được thông qua khoá học này… để thực hiện sứ mệnh lan toả các giá trị tích cực đó đến cộng đồng.

- Trao bằng cho các doanh nghiệp tham gia cải tiến

Bên cạnh đó, để ghi nhận những đóng góp hết sức tích cực của các doanh nghiệp tham gia cải tiến, cũng như sự tạo điều kiện hết mức đến các học viên của khóa đào tạo sau đây xin trân trọng kính mời đại diện các doanh nghiệp lên sân khấu để nhận giấy chứng nhận từ BTC.

DANH SÁCH DOANH NGHIỆP ĐÍNH KÈM

Xin trân trọng kính mời ........ lên trao giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp. 

Tiếp tục chương trình,  xin kính mời Quý thầy cô Giảng viên giảng dạy lên sân khấu nhận những bó hoa tươi thắm từ lãnh đạo Bộ Công Thương, Lãnh đạo nhà trường và chủ nhiệm đề án. Xin trân trọng kính mời:

+ Bà Nguyễn Thị Thanh Mai_Phó Chánh Văn phòng Công đoàn Công Thương Việt Nam_ Phụ trách Văn phòng Phía nam;

+ Bà Đàm Sao Mai – Phó hiệu trưởng trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

Lên sân khấu tặng quý thầy cô, những người truyền lửa góp phần vào sự thành công của đề án.

Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô, xin Cảm ơn Lãnh đạo Bộ Công Thương và Lãnh đạo nhà trường.

  1. Chụp hình lưu niệm và bế mạc:

Trước khi kết thúc chương trình, Ban tổ chức trân trọng kính mời Quý quan khách, quý học viên cùng chụp hình lưu niệm!

    • Trước hết, kính mời Quý thầy cô, lãnh đạo Bộ công thương, lãnh đạo nhà trường và khách mời lên chụp hình lưu niệm;

    • Sau đó, mời quý vị đứng yên; mời toàn thể học viên lên chụp hình cùng doanh nghiệp, lãnh đạo Bộ công Thương, lãnh đạo nhà trường.

Sau khi chụp hình lưu niệm xong, Ban tổ chức trân trọng kính mời quý khách mời, lãnh đạo Bộ công Thương, lãnh đạo nhà trường cùng toàn thể học viên dùng cơm trưa thân mật với nhóm đề án tại nhà hàng Vườn Cau 2_171 Nguyễn Thái sơn, phường 3, quận Gò Vấp.

Trân trọng cảm ơn sự hiện diện của quý thầy cô, quý lãnh đạo Bộ công Thương và lãnh đạo nhà trường, quý doanh nghiệp, bạn bè thân thiết và các bạn học viên có mặt ngày hôm nay lời chúc sức khỏe_thành công và hạnh phúc!


 



0 nhận xét:

Đăng nhận xét