Pages

Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?

'Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến', Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình...

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"

Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng...

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định...

CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'

Chia sẻ cùng chúng tôi doanh nhân Đỗ Văn Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp – nhấn mạnh vào mấu chốt sự thành công trong đầu tư BĐS...

Trưởng phòng không lương.

Đánh liều xin việc vào các cơ quan với “cam kết làm việc không lương nếu không có hiệu quả” Hiếu nghĩ, “Khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh là kinh doanh trực tuyến, hoặc kinh doanh dịch vụ, như môi giới bất động sản, chứng khoán...”.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

05 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN DÀNH CHO CHỦ DOANH NGHIỆP VÀ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH-CEO

Nhiều CEO và chủ doanh nghiệp nghỉ rằng chỉ cần bỏ tiền thuê một luật sư để xử lý mọi công việc pháp lý cho doanh nghiệp là bình an vô sự. Tuy nhiên, không phải lúc nào luật sư cũng ở bên cạnh CEO, chủ doanh nghiệp, luật sư cũng không phải là người ra quyết định thay CEO, chủ doanh nghiệp mà chỉ có thể cố vấn hoặc xử lý những vấn đề pháp lý theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.


Do vậy, đối với những starup (người khởi nghiệp) chưa có điều kiện tài chính tốt, hay những người có ý định thành lập doanh nghiệp và bản thân các CEO và chủ doanh nghiệp cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức pháp lý cơ bản để hạn chế những rủi ro trong kinh doanh và quyết định những vấn đề mang tính chiến lược, quan trọng để đưa doanh nghiệp cất cánh và phát triển.
Vậy những kiến thức pháp lý cơ bản dành cho CEO và chủ doanh nghiệp là gì?
Theo tôi, kiến thức pháp lý cơ bản nói riêng và kiến thức pháp luật nói chung là nhiều vô tận, ngay cả những luật sư, chuyên gia pháp luật hàng đầu cũng chưa chắc nắm hết được. Tuy nhiên, đối với một CEO/chủ doanh nghiệp thì có 05 vấn đề pháp lý sau đây theo tôi là cơ bản, quan trọng và cần thiết nhất bao gồm:
– Nắm được văn bản/tài liệu pháp lý quan trọng và không thể thiếu trong doanh nghiệp mình;
– Nắm vững các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp;
– Biết quản lý dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Nắm được kiến thức pháp lý cơ bản về hợp đồng thương mại liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh;
– Nắm và xác định được quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp và lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Cụ thể những kiến thức pháp lý cơ bản cho CEO và chủ doanh nghiệp như sau:
THỨ NHẤT: Phải nắm được văn bản/tài liệu pháp lý quan trọng và không thể thiếu trong doanh nghiệp mình
Văn bản/tài liệu pháp lý của doanh nghiệp là thứ không thể thiếu của một doanh nghiêp nhằm xác định tư cách pháp nhân, địa vị pháp lý, tình trạng và hình hài doanh nghiệp. Vì sự quan trọng, nên Luật doanh nghiệp 2014 (tại Điều 11) đã quy định cụ thể những văn bản/tài liệu pháp lý của doanh nghiệp cần phải có và bắt buộc phải lưu giữ tại trụ sở công ty hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty, cụ thể là những văn bản/tài liệu pháp lý sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Điều lệ doanh nghiệp;
– Sổ đăng ký thành viên, giấy chứng nhận phần vốn góp (áp dụng cho công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, công ty hợp danh) hoặc sổ đăng ký cổ đông, cổ phiếu (áp dụng cho công ty cổ phần); biên bản góp vốn và định giá tài sản (nếu có);
– Các tài liệu pháp lý nội bộ của doanh nghiệp như biên bản họp, nghị quyết của hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị tùy theo loại hình doanh nghiệp; các quyết định của doanh nghiệp; các quy chế quản lý nội bộ khác của doanh nghiệp tùy theo loại hình doanh nghiệp;
– Các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp như giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ,…;
– Các giấy phép con, đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ văn bằng…;
– Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
– Các văn bản, thông báo, kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi đến hoặc làm việc với doanh nghiệp;
– Bản cáo bạch (nếu có để phát hành chứng khoán);
– Hợp đồng ký với đối tác và các chứng từ liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ hoặc với khách hàng và đối tác khác (Mục đích là để theo dõi thực hiện hợp đồng, để cung cấp chứng cứ cho Tòa án và các bên có liên quan nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh).
Vì vậy, nếu chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ thì doanh nghiệp phải làm và lưu trữ theo quy định của pháp luật nêu trên.
Việc duy trì và lưu giữ những văn bản/tài liệu pháp lý nêu trên là vô cùng quan trọng để thực hiện nhiều mục đích khác nhau cho doanh nghiệp, ví dụ như để vay vốn ngân hàng, để nộp cho cơ quan nhà nước, Tòa án khi bị kiểm tra, thanh tra và tranh chấp (nếu có); để có cơ sở nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp; để chứng minh doanh nghiệp kinh doanh minh bạch; và cuối cùng là để doanh nghiệp được định giá cao và bán được giá tốt (nếu muốn bán).
THỨ HAI: Nắm vững các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp 2014 có quy định rất cụ thể quyền của doanh nghiệp (Điều 7 Luật doanh nghiệp) và nghĩa vụ của doanh nghiệp (Điều 8 Luật doanh nghiệp); Khi nắm được quyền thì chủ doanh nghiệp, CEO thoát khỏi tâm lý lo sợ trong kinh doanh, mạnh dạn và chủ động hơn trong việc điều hành kinh doanh.
Theo đó, doanh nghiệp có các Quyền cơ bản gồm: Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật; khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật; các quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
Vì là quyền, nên doanh nghiệp muốn thực hiện hay không thực hiện là quyền của doanh nghiệp, không thực hiện quyền thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc kinh doanh.
Tuy nhiên, đối với Nghĩa vụ của doanh nghiệp thì chỉ cần doanh nghiệp không thực hiện, không tuân thủ thì trước sau gì cũng gặp rủi ro, thậm chí là rủi ro rất lớn và ảnh hướng tới sự sống còn của doanh nghiệp và mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để giải quyết.  
Theo đó, Điều 8 Luật doanh nghiệp quy định các nghĩa vụ của doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện bao gồm:
– Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố;
– Kê khai và nộp thuế cho Nhà nước; tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê;
– Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; không được phân biệt đối xử và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không được sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề;
– Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật;
– Đáp ứng đủ và duy trì về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện ví dụ về giấy phép con như giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, duy trì đầy đủ cơ sở vật chất, về vốn pháp định,…;
– Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi, công khai thông tin và báo cáo; Trong đó phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo;
– Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh;
– Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.
Nếu doanh nghiệp chủ quan, lơ là và không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên, thì hậu quả về lâu dài mà doanh nghiệp có thể phải nhận là bị thanh tra, kiểm tra, bị xử phạt hành chính, buộc phải khắc phục vi phạm, bị khách hàng/đối tác tẩy chay sản phẩm, dịch vụ, bị kiện tụng, bị mất uy tín, đặc biệt hơn nữa có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ví dụ như tội trốn thuế, trốn đóng bảo hiểm,…
THỨ BA: Biết quản lý dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
Dòng tiền của doanh nghiệp thể hiện sức khỏe của doanh nghiệp, theo đó dòng tiền gồm có dòng tiền vào (do góp vốn, nhận tiền thanh toán, khai thác hoa lợi từ tài sản,…) và dòng tiền ra (chi phí duy trì doanh nghiệp, chi trả lương, thanh toán cho đối tác, rút vốn,…). Theo đó, dòng tiền vào hoặc ra đều thông qua hai nơi là quỹ tiền mặt và tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp và CEO cần phải có kiến thức kết hợp giữa kiến thức pháp lý và kiến thức tài chính, kế toán cơ bản để có thể quản lý tốt dòng tiền.
Theo đó, để quản lý tốt dòng tiền theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp phải nắm được mấy vấn đề sau:
1) Phải minh bạch dòng tiền chi tiêu của doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp bắt buộc phải biết được khoản chi dùng nào là của doanh nghiệp và minh bạch với các khoản chi dùng của cá nhân chủ doanh nghiệp, CEO. Nếu chi dùng cho mục đích của doanh nghiệp thì phải có sự ghi chép đầy đủ, có hóa đơn và chứng từ lưu giữ và hạch toán cụ thể; Nếu không minh bạch và thực hiện đúng sẽ có vướng mắc về kê khai và quyết toán thuế, không được khấu trừ về thuế.
2) Bất kỳ khoản tiền nào vào và ra khỏi doanh nghiệp đều phải có lý do hợp pháp, có đủ hóa đơn, chứng từ và phải hạch toán đúng theo sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật
Thông thường các chủ doanh nghiệp và CEO sẽ không gặp khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý dòng tiền vào. Tuy nhiên, liên quan đến các khoản tiền ra và việc chi tiêu như thế nào là hợp lý và để được khấu trừ thuế TNDN thì không phải chủ doanh nghiệp/CEO nào cũng biết và thực hiện đúng luật.
Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và khoản 1 Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong đó, khoản chi thực tế được hiểu là chi tiền lương hợp lý, chi phí khấu hao hợp lý, chi phí thuê nhà/văn phòng hợp lý, chi phí công tác phí hợp lý, chi phí khác cho người lao động hợp lý, chi phí lãi vay, chi phí tài trợ, chi phí phòng chống bệnh tật, an ninh quốc phòng,….
3) Theo quy định trên, thì số tiền thanh toán từng lần từ 20.000.000 đồng trở lên phải thanh toán không dùng tiền mặt và phải có hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng thì mới hợp lệ, trừ trường hợp bên dưới
4) Một số khoản thanh toán trên 20.000.000 đồng, không thể có hóa đơn và có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản những phải lập bảng kê theo mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của luật bao gồm:
– Mua hàng hóalà nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Hiện nay cơ quan thuế và các ngân hàng đã có sự kết nối liên thông với nhau. Thực tế cơ quan thuế không khó để kiểm tra dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định về thuế của doanh nghiệp. Do vậy, nếu không muốn bị vướng mắc, thì doanh nghiệp chỉ còn cách thực hiện đúng quy định nêu trên của pháp luật.
THỨ TƯ: Nắm được kiến thức pháp lý cơ bản về hợp đồng thương mại liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh
Là chủ doanh nghiệp hoặc CEO, thì việc tiếp cận và ký kết hợp đồng là một công việc rất thường xuyên, chiếm khá nhiều thời gian và gồm nhiều công đoạn như việc soạn thảo, đàm phán, sửa đổi, ký kết, thực hiện và thanh lý hợp đồng. Vì vậy, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải có kiến thức pháp lý cơ bản về hợp đồng nói chung và hợp đồng về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó nói riêng thì mới hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.
Có rất nhiều loại hợp đồng khác nhau và mỗi loại hợp đồng khác nhau thì luật điều chỉnh cũng khác nhau, tương ứng với mỗi loại hình kinh doanh khác nhau: Ví dụ, có 02 loại hợp đồng thông dụng nhất là “hợp đồng mua bán” và “hợp đồng dịch vụ”, theo đó Bộ luật dân sự và Luật thương mại là hai luật điều chỉnh chủ yếu của hai loại hợp đồng này, tương ứng với loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp làm thương mại và dịch vụ. Một số hợp đồng khác như hợp đồng xây dựng, hợp đồng về bất động sản, hay hợp đồng bảo hiểm,… thì đều có luật chuyên ngành điều chỉnh cụ thể.
Những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng bao gồm:
* Nắm và hiểu rõ đối tác ký hợp đồng với mình là ai?
Để không bị lừa hoặc bị lợi dụng thì việc đầu tiên cần làm là kiểm tra tư cách pháp lý của đối tác bằng cách tìm hiểu thông tin về chủ thể, đối tác mà mình sẽ ký hợp đồng. Theo đó, đối với cá nhân bắt buộc phải xem CMND/CCCD. Đối với pháp nhân thì phải xem giấy phép đăng ký thành lập, địa chỉ, số điện thoại, email, website, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh, …. Mục đích của việc tìm hiểu là để xác định người ký, người thực hiện và người chịu trách nhiệm là ai trong hợp đồng sẽ ký với công ty mình.
* Khi ký hợp đồng thì phải đảm bảo hợp đồng mình đặt bút ký không bị vô hiệu
Theo đó, để không bị vô hiệu thì hợp đồng phải có đủ 03 điều kiện căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự là:
–  Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập;
Nghĩa là chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân thì phải còn sống, đủ tuổi, nhận thức bình thường và không bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự (không bị điên, tâm thần); là tổ chức thì phải được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, đang tồn tại và hoạt động bình thường.
–  Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
Tức các bên tham gia hợp đồng phải tự nguyện không bị ép buộc, không bị lừa dối, de dọa,..;
–  Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Ngoài ra, tùy vào loại hợp đồng mà pháp luật quy định phải tuân theo hình thức nhất định như phải lập thành văn bản, phải được công chứng hoặc chứng thực.
Chủ doanh nghiệp/CEO phải tự đánh giá và nắm được các căn cứ nêu trên để đảm bảo hợp đồng khi ký không bị vô hiệu. Còn nếu khi ký mà hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng đó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được ký. Do đó việc ký và thực hiện một hợp đồng vô hiệu sẽ tiềm ẩn rủi ro pháp lý rất lớn cho doanh nghiệp.
*  Phải nắm được vấn đề mấu chốt của hợp đồng trước khi ký
Mấu chốt của hợp đồng thường là vấn đề thương mại liên quan đến giá cả, tiền hoặc việc chuyển giao tài sản liên quan đến việc kinh doanh của mình.
*  Phải nắm rõ được quyền và có khả năng thực hiện được nghĩa vụ của mình trong mỗi hợp đồng khi ký
Thông thường, trong hợp đồng quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì tranh chấp sẽ xảy ra và công việc kinh doanh gặp rủi ro, doanh nghiệp mất uy tín.
Phải lường trước được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng
Rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng rất đa dạng, có thể là do bất khả kháng, trở ngại khách quan, do một bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng, do thay đổi chính sách, pháp luật, thiên tai,… Mục đích của việc thấy trước các rủi ro này nhằm để các bên thỏa thuận và ràng buộc cụ thể trong hợp đồng nhằm hạn chế tối đa rủi ro phát sinh nếu có.
Khi doanh nghiệp thường xuyên sử dụng một mẫu hợp đồng để ký với nhiều khách hàng/đối tác khác nhau, thì nên nhờ luật sư soạn một hợp đồng mẫu cho doanh nghiệp, và sẽ thống nhất áp dụng mẫu này trong doanh nghiệp mình nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
THỨ NĂM: Nắm và xác định được quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp và lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp cho doanh nghiệp mình
Về mô hình tổ chức doanh nghiệp, quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp đã được luật doanh nghiệp quy định cụ thể. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp cũng cho phép chủ doanh nghiệp tự đặt ra và xây dựng mô hình tổ chức doanh nghiệp, quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp theo ý muốn của chủ doanh nghiệp, miễn là không trái với luật doanh nghiệp. Theo đó, tùy vào nhu cầu và loại hình doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, từ hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh) mà chủ doanh nghiệp có thể xây dựng mô hình tổ chức doanh nghiệp và xác định quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp cho phù hợp cho doanh nghiệp của mình và phù hợp với pháp luật.
Có bốn vấn đề cơ bản về phần này mà một CEO và chủ doanh nghiệp phải nắm bao gồm:
1) Biết được chủ sở hữu doanh nghiệp là những ai?
Chủ sở hữu doanh nghiệp được hiểu ngắn ngọn là những người bỏ vốn ra và thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm đầu tư kinh doanh, bao gồm: Các cổ đông đối với công ty cổ phần; thành viên góp vốn đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên; chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên; chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Theo đó, quyền năng của chủ doanh nghiệp là quyền tối cao nhất trong doanh nghiệp, có vai trò quyết định lớn nhất trong doanh nghiệp.
2) Người quản lý doanh nghiệp là những ai?
Tùy vào loại hình doanh nghiệp, mà luật doanh nghiệp đã quy định cụ thể về người quản lý doanh nghiệp gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh; chủ tịch Hội đồng thành viên; thành viên Hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ tịch Hội đồng quản trị; thành viên Hội đồng quản trị; giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Quyền hạn của những người quản lý doanh nghiệp đã được luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty quy định.
3) Về lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp
Tùy vào loại hình doanh nghiệp muốn thành lập, mà chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình doanh nghiệp cụ thể như sau:
* Doanh nghiệp tư nhân gồm có: Chủ doanh nghiệp tư nhân (là người đại diện theo pháp luật); giám đốc quản lý được thuê (nếu muốn) và chức vụ khác (nếu có);
* Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể chọn một trong hai mô hình bao gồm có: a) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; b) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
* Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu gồm có: Chủ tịch công ty kiêm nhiệm giám đốc hoặc tổng giám đốc hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, chức vụ khác thì theo nhu cầu.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
* Đối với công ty cổ phần gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
* Đối với công ty hợp danh gồm có: Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Ngoài những chức danh được quy định theo mô hình hoạt động như trên theo luật doanh nghiẹp, chủ doanh nghiệp có quyền đặt ra những chức danh khác phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty như phó giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng phòng, giám đốc lĩnh vực như giám đốc tài chính, giám đốc marketing, giám đốc nhân sự,… tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.
4) Xác định và xây dựng quyền hạn cụ thể
Việc lựa chọn mô hình hoạt động, xây dựng các chức danh như trên phải gắn với quyền hạn và nghĩa vụ theo luật doanh nghiệp quy định. Trường hợp luật doanh nghiệp không quy định, thì chủ sở hữu công ty có quyền quyết định bằng văn bản để xác định và xây dựng quyền hạn cụ thể cho mỗi chức danh, vị trí trong doanh nghiệp của mình. Do vậy, việc phân cấp, phân quyền trong công ty nhằm để công ty hoạt động có trật tự, tránh chồng chéo, tránh lạm quyền và gây ra sự quá tải, cồng kềnh trong công ty.
Ví dụ, cùng là ký hợp đồng nhưng có công ty thì tổng giám đốc ký, nhưng công ty khác lại là Chủ tịch hội đồng quản trị ký, công ty khác thì là Phó giám đốc ký, giám đốc kinh doanh ký, trưởng chi nhánh ký, trưởng phòng kinh doanh ký,… Câu hỏi là ai ký thì đúng pháp luật? Theo quy định của pháp luật, người ký có thẩm quyền là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể phân quyền bằng văn bản cụ thể cho người khác hoặc các chức danh khác trong công ty ký thay theo quy định của pháp luật. Muốn biết người đại diện theo pháp luật của một doanh nghiệp là ai? thì có thể tra cứu trên Công thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo website:https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Tác giả bài viết là Giám đốc Công ty Luật TNHH Olympic. 
Lưu ý: Nội dung bài viết/tư vấn của chúng tôi nêu trên chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật đến quý khách hàng để tham khảo chung, không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 
Điện thoại tư vấn: 0984504912 – Zalo: 0909 042032 – Email: Nhabaohieudo@gmail.com.
61 D5 F25 QUẬN BÌNH THẠNH, HCM 

ĐẦU TƯ ĐẤT NỀN CẦN PHẢI BIẾT: DỰ ÁN ĐẤT NỀN CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ ĐỂ BÁN?

Hiện nay trên internet, mạng xã hội, biển quảng cáo hoặc các tờ rơi trên đường đang giới thiệu nhiều dự án đất nền hấp dẫn cả về vị trí và giá cả khiến nhiều nhà đầu tư/người mua đất rất quan tâm. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó chỉ là “dự án trên giấy hay còn gọi là dự án ma hoặc dự án đất nền chưa đủ điều kiện pháp lý để bán”. Hồ sơ pháp lý của những dự án này chỉ có tên chủ đầu tư, tên dự án, bản vẽ phối cảnh, bản vẽ chi tiết phân lô chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý đủ điều kiện bán nhưng vẫn được giới thiệu để bán. Khi đến khu đất, thì chỉ là khu đất trống, chưa có hạ tầng hoặc có hạ tầng nhưng còn sơ sài, thiếu đồng bộ. Khi hỏi thì được giới thiệu là dự án đang trong quá trình triển khai hạ tầng, đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý,…. Theo đó, cùng với vài chiêu dụ như “bốc thăm trúng thưởng, mua đất tặng vàng, cam kết tỷ lệ sinh lời, chỉ còn vài lô giá rẻ, một ngày bán được mất chục lô,l...” mà rất nhiều người mua đất đã vội xuống tiền đặt cọc, giữ chỗ mua mà không tìm hiểu kỹ, bị sập bẫy, bị chiếm dụng vốn trái phép và rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. 
Nhằm hạn chế rủi ro đáng tiếc nêu trên cho người mua đất nền/nhà đầu tư, căn cứ Điều 194 Luật đất đai, Điều 41 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai; Điều 9 và Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản, tôi xin giới thiệu và phân tích về các điều kiện, các bước để nhận biết và kiểm tra một dự án đất nền chưa đủ điều kiện để nhận cọc và bán như sau:
MỘT DỰ ÁN ĐẤT NỀN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ BÁN, THÌ CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ SAU:
1) Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án;
2) Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;
3) Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);
4) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
5) Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
Như vậy, khi chủ đầu tư không có đủ các điều kiện pháp lý như trên là dự án đất nền đó không đủ điều kiện pháp lý để bán.
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT ĐƯỢC CÁC DỰ ÁN ĐẤT NỀN KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN BÁN THEO CÁC ĐIỀU KIỆN NHƯ TRÊN?
Việc cần làm đầu tiên là không nên nghe và tin những gì mà bên bán/người môi giới nói, hứa và viết. Thay vào đó là phải hỏi, đọc, thấy và kiểm tra những tài liệu, hồ sơ và giấy tờ pháp lý về dự án đó theo các bước sau:
Bước 1: Hỏi người môi giới/người bán để đọc và kiểm tra hồ sơ pháp lý cơ bản về dự án này từ chủ đầu tư gồm: Giấy chứng nhận đầu tư dự án này của chủ đầu tư; Quyết định giao đất; Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt,… ;
Tìm hiểu bước này sẽ đánh giá và biết được ai là chủ đầu tư dự án thật sự và ai có quyền bán và ký hợp đồng mua bán đất nền với khách mua. Nhiều trường hợp mặc dù không phải là chủ đầu tư nhưng một số công ty môi giới vẫn giới thiệu mập mờ thông tin để chính họ đứng ra ký hợp đồng cọc, giữ chỗ, thỏa thuận (có điều khoản phạt cọc, đặt bẫy người mua) nhằm chiếm dụng vốn trái phép của khách hàng. Trong khi những công ty này không cung cấp được văn bản ủy quyền hoặc thỏa thuận với chủ đầu tư cho phép thực hiện việc này. 
Bước 2: Hỏi, đọc và kiểm tra Quyết định phê duyệt quy hoạch bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án đó. Quyết định này sẽ cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung và quy hoạch phân khu về sự bố trí chi tiết tất cả các công trình trên đất, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí từng ranh giới lô đấtTheo đó, người mua đất có thể biết được lô đất mình mua sẽ nằm ở khu nào, vị trí nào trong dự án này.
Bước 3: Hỏi và kiểm tra văn bản nghiệm thu về việc hoàn thành cơ sở hạ tầng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc nghiệm thu cơ sở hạ tầng bao gồm nghiệm thu về chất lượng, số lượng và vị trí là bắt buộc và phải theo đúng với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt, đồng thời phải đo đạc, cắm mốc cụ thể về dự án. Việc nghiệm thu phải được cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi có dự án thực hiện, xác nhận và đóng dấu, mà không phải là chủ đầu tư tự thuê một đơn vị tư nhân đứng ra nghiệm thu và đóng dấu vào văn bản nghiệm thu.
Bước 4: Phải đến và xem khu đất thực địa để thấy được tình trạng kết cấu hạ tầng thực tế gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt như nêu trên; các công trình, hạ tầng này phải đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực và đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;
Nhiều trường hợp dự án một nơi, nhưng người môi giới/người giới thiệu lại dẫn người mua đi xem đất ở một dự án khác nhằm đánh lừa người mua. Do vậy, để không bị lừa thì phải xem giấy tờ, hồ sơ pháp lý trước và thấy hợp pháp đủ điều kiện rồi thì mới đi xem đất. Khi xem đất phải nắm được địa chỉ, vị trí khu đất, tờ bản đồ, số thửa theo hồ sơ pháp lý đã xem và kết hợp với việc hỏi người dân địa phương và UBND xã nơi có đất dự án để chắc chắn rằng mình không bị lừa mua đất tại dự án ma, dự án không chính chủ.
Bước 5: Hỏi người môi giới/người bán chứng minh việc chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án này hay chưa? gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có); Việc hỏi theo bước này cũng rất quan trọng, bởi vì đây là số tiền rất lớn mang tính quyết định của dự án và nếu không hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho nhà nước thì dự án không đủ điều kiện để chuyển nhượng. Mặc khác hỏi để dự liệu và thấy được rủi ro về việc chủ đầu tư đang bán đất và có thể sử dụng tiền bán đất vào việc khác dẫn đến không còn khả năng nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước hoặc đang không đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án. Còn khi mà chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho nhà nước trước khi mở bán, nghĩa là chủ đầu tư đó có năng lực tài chính, uy tín để thực hiện dự án này.
Bước 6: Kiểm tra dự án này hoặc các lô đất nền mình muốn mua có đang bị chủ đầu tư dự án thế chấp, bị kê biên hoặc đang tranh chấp gì hay không. Có nhiều trường hợp, chủ đầu tư mặc dù đủ điều kiện pháp lý để bán nhưng một phần hoặc toàn bộ dự án bị tranh chấp, bị kê biên hoặc đang thế chấp cho ngân hàng. Do vậy, khi biết đến tên gọi của dự án thì trước hết có thể tra cứu sơ bộ để biết trên internet, tham khảo tại văn phòng đăng ký đất đai để biết chắc là lô đất mình mua không bị thế chấp, kê biên hoặc tranh chấp (nếu có);
Như vậy, nếu chỉ tin vào lời nói/hứa của chủ đầu tư, người môi giới hoặc một vài tờ báo viết về sự nổi bật của dự án hoặc chỉ xem bản đồ tổng quan dự án thì không nói nên được điều gì, mà cần thiết phải hỏi để đánh giá được 06 bước nêu trên rồi hãy quyết định. Đầu tư đất nền rất khác với đầu tư căn hộ, nhà phố hoặc công trình xây dựng bởi vì tính thanh khoản kém hơn, hay biến động theo thị trường và nếu còn vướng mắc về vấn đề pháp lý nữa thì rõ ràng rất khó để xử lý và thoát ra.
Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết.
Tác giả bài viết tư vấn của Công ty Luật TNHH Olympic.
Lưu ý: Nội dung tư vấn của chúng tôi nêu trên chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật đến quý khách hàng để tham khảo chung, không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 
Điện thoại tư vấn: 098 4504912 – Zalo: 0909 042 032 – Email: Nhabaohieudo@gmail.com
Văn phòng tư vấn pháp lý BĐS miễn phí tại 61 D5 F25 Quận Bình Thạnh , TP. HCM. 

ĐẦU TƯ ĐẤT NỀN CẦN PHẢI BIẾT: DỰ ÁN ĐẤT NỀN CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ ĐỂ BÁN?

Hiện nay trên internet, mạng xã hội, biển quảng cáo hoặc các tờ rơi trên đường đang giới thiệu nhiều dự án đất nền hấp dẫn cả về vị trí và giá cả khiến nhiều nhà đầu tư/người mua đất rất quan tâm. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó chỉ là “dự án trên giấy hay còn gọi là dự án ma hoặc dự án đất nền chưa đủ điều kiện pháp lý để bán”. Hồ sơ pháp lý của những dự án này chỉ có tên chủ đầu tư, tên dự án, bản vẽ phối cảnh, bản vẽ chi tiết phân lô chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý đủ điều kiện bán nhưng vẫn được giới thiệu để bán. Khi đến khu đất, thì chỉ là khu đất trống, chưa có hạ tầng hoặc có hạ tầng nhưng còn sơ sài, thiếu đồng bộ. Khi hỏi thì được giới thiệu là dự án đang trong quá trình triển khai hạ tầng, đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý,…. Theo đó, cùng với vài chiêu dụ như “bốc thăm trúng thưởng, mua đất tặng vàng, cam kết tỷ lệ sinh lời, chỉ còn vài lô giá rẻ, một ngày bán được mất chục lô,l...” mà rất nhiều người mua đất đã vội xuống tiền đặt cọc, giữ chỗ mua mà không tìm hiểu kỹ, bị sập bẫy, bị chiếm dụng vốn trái phép và rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. 
Nhằm hạn chế rủi ro đáng tiếc nêu trên cho người mua đất nền/nhà đầu tư, căn cứ Điều 194 Luật đất đai, Điều 41 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai; Điều 9 và Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản, tôi xin giới thiệu và phân tích về các điều kiện, các bước để nhận biết và kiểm tra một dự án đất nền chưa đủ điều kiện để nhận cọc và bán như sau:
MỘT DỰ ÁN ĐẤT NỀN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ BÁN, THÌ CHỦ ĐẦU TƯ PHẢI CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ SAU:
1) Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án;
2) Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;
3) Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);
4) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
5) Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
Như vậy, khi chủ đầu tư không có đủ các điều kiện pháp lý như trên là dự án đất nền đó không đủ điều kiện pháp lý để bán.
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT ĐƯỢC CÁC DỰ ÁN ĐẤT NỀN KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN BÁN THEO CÁC ĐIỀU KIỆN NHƯ TRÊN?
Việc cần làm đầu tiên là không nên nghe và tin những gì mà bên bán/người môi giới nói, hứa và viết. Thay vào đó là phải hỏi, đọc, thấy và kiểm tra những tài liệu, hồ sơ và giấy tờ pháp lý về dự án đó theo các bước sau:
Bước 1: Hỏi người môi giới/người bán để đọc và kiểm tra hồ sơ pháp lý cơ bản về dự án này từ chủ đầu tư gồm: Giấy chứng nhận đầu tư dự án này của chủ đầu tư; Quyết định giao đất; Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt,… ;
Tìm hiểu bước này sẽ đánh giá và biết được ai là chủ đầu tư dự án thật sự và ai có quyền bán và ký hợp đồng mua bán đất nền với khách mua. Nhiều trường hợp mặc dù không phải là chủ đầu tư nhưng một số công ty môi giới vẫn giới thiệu mập mờ thông tin để chính họ đứng ra ký hợp đồng cọc, giữ chỗ, thỏa thuận (có điều khoản phạt cọc, đặt bẫy người mua) nhằm chiếm dụng vốn trái phép của khách hàng. Trong khi những công ty này không cung cấp được văn bản ủy quyền hoặc thỏa thuận với chủ đầu tư cho phép thực hiện việc này. 
Bước 2: Hỏi, đọc và kiểm tra Quyết định phê duyệt quy hoạch bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án đó. Quyết định này sẽ cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung và quy hoạch phân khu về sự bố trí chi tiết tất cả các công trình trên đất, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí từng ranh giới lô đấtTheo đó, người mua đất có thể biết được lô đất mình mua sẽ nằm ở khu nào, vị trí nào trong dự án này.
Bước 3: Hỏi và kiểm tra văn bản nghiệm thu về việc hoàn thành cơ sở hạ tầng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc nghiệm thu cơ sở hạ tầng bao gồm nghiệm thu về chất lượng, số lượng và vị trí là bắt buộc và phải theo đúng với quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt, đồng thời phải đo đạc, cắm mốc cụ thể về dự án. Việc nghiệm thu phải được cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi có dự án thực hiện, xác nhận và đóng dấu, mà không phải là chủ đầu tư tự thuê một đơn vị tư nhân đứng ra nghiệm thu và đóng dấu vào văn bản nghiệm thu.
Bước 4: Phải đến và xem khu đất thực địa để thấy được tình trạng kết cấu hạ tầng thực tế gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt như nêu trên; các công trình, hạ tầng này phải đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực và đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;
Nhiều trường hợp dự án một nơi, nhưng người môi giới/người giới thiệu lại dẫn người mua đi xem đất ở một dự án khác nhằm đánh lừa người mua. Do vậy, để không bị lừa thì phải xem giấy tờ, hồ sơ pháp lý trước và thấy hợp pháp đủ điều kiện rồi thì mới đi xem đất. Khi xem đất phải nắm được địa chỉ, vị trí khu đất, tờ bản đồ, số thửa theo hồ sơ pháp lý đã xem và kết hợp với việc hỏi người dân địa phương và UBND xã nơi có đất dự án để chắc chắn rằng mình không bị lừa mua đất tại dự án ma, dự án không chính chủ.
Bước 5: Hỏi người môi giới/người bán chứng minh việc chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án này hay chưa? gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có); Việc hỏi theo bước này cũng rất quan trọng, bởi vì đây là số tiền rất lớn mang tính quyết định của dự án và nếu không hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho nhà nước thì dự án không đủ điều kiện để chuyển nhượng. Mặc khác hỏi để dự liệu và thấy được rủi ro về việc chủ đầu tư đang bán đất và có thể sử dụng tiền bán đất vào việc khác dẫn đến không còn khả năng nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước hoặc đang không đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án. Còn khi mà chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho nhà nước trước khi mở bán, nghĩa là chủ đầu tư đó có năng lực tài chính, uy tín để thực hiện dự án này.
Bước 6: Kiểm tra dự án này hoặc các lô đất nền mình muốn mua có đang bị chủ đầu tư dự án thế chấp, bị kê biên hoặc đang tranh chấp gì hay không. Có nhiều trường hợp, chủ đầu tư mặc dù đủ điều kiện pháp lý để bán nhưng một phần hoặc toàn bộ dự án bị tranh chấp, bị kê biên hoặc đang thế chấp cho ngân hàng. Do vậy, khi biết đến tên gọi của dự án thì trước hết có thể tra cứu sơ bộ để biết trên internet, tham khảo tại văn phòng đăng ký đất đai để biết chắc là lô đất mình mua không bị thế chấp, kê biên hoặc tranh chấp (nếu có);
Như vậy, nếu chỉ tin vào lời nói/hứa của chủ đầu tư, người môi giới hoặc một vài tờ báo viết về sự nổi bật của dự án hoặc chỉ xem bản đồ tổng quan dự án thì không nói nên được điều gì, mà cần thiết phải hỏi để đánh giá được 06 bước nêu trên rồi hãy quyết định. Đầu tư đất nền rất khác với đầu tư căn hộ, nhà phố hoặc công trình xây dựng bởi vì tính thanh khoản kém hơn, hay biến động theo thị trường và nếu còn vướng mắc về vấn đề pháp lý nữa thì rõ ràng rất khó để xử lý và thoát ra.
Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết.
Tác giả bài viết tư vấn của Công ty Luật TNHH Olympic.
Lưu ý: Nội dung tư vấn của chúng tôi nêu trên chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật đến quý khách hàng để tham khảo chung, không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 
Điện thoại tư vấn: 098 4504912 – Zalo: 0909 042 032 – Email: Nhabaohieudo@gmail.com
Văn phòng tư vấn pháp lý BĐS miễn phí tại 61 D5 F25 Quận Bình Thạnh , TP. HCM. 

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Dịch vụ ký gởi bán nhà nhanh ở HCM và khu vực lân cận

Dịch vụ  ký gởi mua bán căn hộ nhà phố, biệt thự nhanh chóng tại TP.Hồ Chí Minh.

 Nhận ký gửi bán nhà, bán đất, cho thuê căn hộ, cho thuê nhà phố, nhà trong hẻm tại Tp. HCM

Để bất động sản của bạn được bán hoặc cho thuê hiệu quả, bạn có thể gửi thông tin sản phẩm tới Dịch Vụ Ký Gởi nhà đất TP. HCM

Bạn cần bán căn hộ? Bạn cần bán nhà phố hay biệt thự ở quận Bình Thạnh? Hãy liên lạc với  dịch vụ mua bán Bất động sản tại các Quận  ở HCM của công ty An Gia Lập Nghiệp với dịch vụ mua bán nhanh, ký gởi miễn phí.

Công ty Đảm bảo uy tín và an toàn tuyệt đối với chủ nhà khi ký gởi qua công ty, mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ theo số 0909 042 032 Mr. Hiếu  tại địa chỉ 61 D5 F.25 Quận Bình Thạnh HCM

Sàn giao dịch bất động sản ở HCM sẽ liên lạc lại bạn để tiếp nhận và chăm sóc bất động sản của bạn trong vòng 24h kể từ khi nhận được yêu cầu ký gửi.

Khi bạn gọi cho chúng tôi với dịch vụ Ký gửi nhà đất tại các Quận ở HCM giúp bạn bán nhà nhanh chóng. 

Lợi ích của bạn khi ký gửi tại dịch vụ mua bán nhà nhanh tại các quận ở HCM của An Gia Lập Nghiệp?

Với dịch vụ ký gởi mua bán căn hộ, nhà phố, nhà mặt tiền, nhà trong hẻm nhanh ở nhà đất tại các quận ở HCM của công ty An Gia Lập Nghiệp giúp bạn bán được bất động sản của mình trong thời gian sớm nhất có thể, đúng nhu cầu thực từ khách mua.

Bạn Không tốn thời gian và chi phí tự quảng cáo, marketing.

Bạn hãy để chúng tôi làm điều này thay bạn. Thông tin  khi ký gởi tại dịch vụ mua bán của chúng tôi thì người bán, người cho thuê được bảo mật, giữ kín, tránh bị nhá máy, làm phiền.

Với Dịch Mua Bán Nhanh tại các Quận ở HCM thì Chúng tôi có thể tư vấn và đưa ra giá bán hợp lý, đẩy nhanh, xúc tiến việc mua bán trở nên thuận lợi, dựa trên tiêu chí “Win-Win”, thuận mua, vừa bán, đôi bên đều hài lòng.

Được tư vấn về thông tin, giá thị trường miễn phí. (Chỉ nhận phí dịch vụ môi giới 1% như thỏa thuận khi giao dịch thành công). Hỗ trợ thủ tục pháp lý đến khi hoàn tất hợp đồng và những vấn đề phát sinh sau đó.

Bạn sẽ được làm việc trực tiếp với nhà môi giới có uy tín, trách nhiệm. Toàn thể nhân viên làm việc tại công ty sẽ rất chuyên nghiệp! Đó là những nhà tư vấn, luật sư đã hoàn thành khóa học về môi giới bất động sản, định giá bất động sản và được Bộ Xây dựng cấp Chứng chỉ hành nghề Môi giới bất động sản và Chứng chỉ hành nghề Định giá bất động sản trong phạm vi cả nước, cấp.

Với dịch vụ ký gửi nhà đất nhanh tại các quận ở HCM sẽ giúp bạn mua bán nhanh chóng ngay lập tức mà không phải lo trả phí trước.

An Gia Lập Nghiệp chỉ nhận ký gởi mua bán nhà phố căn hộ nhanh tại TP. HCM hoặc những khu vực Thành phố Hồ Chí Minh với thông tin minh bạch, chính chủ.

Bạn cần cung cấp cho chúng tôi những thông tin sau để chúng tôi nhanh chóng bán giúp bạn:
- Loại nhà đất ký gửi: nhà phố, đất nền, cho thuê...
- Diện tích: diện tích sử dụng, diện tích tổng thể...
- Giá bán: đã bao thuế VAT/chi phí làm giấy tờ.
- Cung cấp ảnh thực tế bất động sản ký gửi.
- Thời gian ký gửi.

Ký Gửi Nhà Đất, căn hộ, nhà phố mặt tiền hay trong hẻm, mặt bằng kinh doanh Tại các Quận ở HCM của An Gia Lập Nghiệp.

Vui lòng liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 61 D5, F25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM gặp Mr. Hiếu hoặc Điện thoại: 0909 042 032 để chúng tôi đến nhà tư vấn trực tiếp cho bạn
Website: www.angialapnghiep.vn

An Gia Lập Nghiệp với hơn 10 năm KINH NGHIỆM LÀM NGHỀ KÝ GỬI NHÀ ĐẤT Tại các Quận ở HCM.

 Hiện nay, Công ty chúng tôi có rất nhiều Khách hàng có nhu cầu tìm Mua & Bán các Quận HCM gồm

 1. Cần mua đất nền có sổ riêng ở các Quận trong Tp. HCM.

2. Cần mua đất nền dự án ở Quận trong TP. HCM sắp mở bán.

3. Cần mua đất xây dựng nhà xưởng, Nhà kho ở các Quận Trong TP.HCM .

5. Cần mua nhà mặt tiền cho thuê ở quận trong HCM

6. Cần tìm văn phòng cho thuê, Mặt bằng cho thuê Quận Bình Thạnh.

7. Cần mua Nhà cấp 4 ở Quận nội thành, Nhà trọ, Nhà nghỉ, Khách sạn, Resort…tại các quận trong TP. Hồ Chí Minh cũng như các khu vực lân cận.

 Ngoài ra An Gia Lập Nghiệp còn tư vấn đầu tư, hỗ trợ pháp lý, đo vẽ, thiết kế, xây dựng, hợp thức hóa nhà đất cho khách. 

Dịch vụ Ký gửi nhà đất Uy Tính-Hiệu Quả Tại HCM!

Dịch vụ ký gởi mua bán nhanh tại Công Ty An Gia Lập Nghiệp là một dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực môi giới bất động sản.

 Chúng tôi làm việc trên tinh thần hợp tác lâu dài và minh bạch giúp người bán nhanh chóng bán được bất động sản theo giá mình mong muốn và thỏa thuận trực tiếp với người mua trên phạm vi Toàn Cầu mà không bị môi giới tự do đẩy giá quá cao dẫn đến khó bán, thậm chí không thể bán được.
Nhằm cung ứng một giải pháp bán nhà nhanh hiệu quả cho nhu cầu này, An Gia Lập Nghiệp đã phát triển dịch vụ KÝ GỬI NHÀ ĐẤT Bán Nhanh tại các quận HCM để giúp người bán nhà, cho thuê bất động sản một cách NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ NHẤT.

Tại sao lại chọn dịch vụ ký gửi bất động sản của chúng tôi?

Dịch vụ KÝ GỞI MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN ở các quận HCM của công ty chúng tôi đem đến giá trị thực cho khách hàng với chính sách hoa hồng thấp.

Thủ tục chuyển nhượng nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách hàng.

Chúng tôi làm việc với phương châm “Hiệu quả – An toàn – Uy tín – Chi phí thấp”.
Bán được bất động sản trong thời gian sớm nhất có thể, đúng nhu cầu thực từ khách mua.

Không tốn thời gian và chi phí tự quảng cáo, marketing. 

Hãy để chúng tôi làm điều này thay bạn.

Thông tin người bán, người cho thuê được bảo mật, giữ kín, tránh bị nhá máy, làm phiền.
Chúng tôi có thể tư vấn và đưa ra giá bán hợp lý, đẩy nhanh, xúc tiến việc mua bán trở nên thuận lợi, dựa trên tiêu chí “Win-Win”, thuận mua, vừa bán, đôi bên đều hài lòng.
Được tư vấn về thông tin, giá thị trường miễn phí. (Chỉ nhận phí dịch vụ môi giới như thỏa thuận khi giao dịch thành công).
Hỗ trợ thủ tục pháp lý đến khi hoàn tất hợp đồng và những vấn đề phát sinh sau đó.
Làm việc trực tiếp với nhà môi giới có uy tín, trách nhiệm.

Chúng tôi nhận gửi bán nhà – đất nền tại các phường của các Quận  nội thành ở HCM.

 Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại Mr. Hiếu : 0909042032( zalo/viber)

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KÝ GỬI NHÀ ĐẤT  HCM

BƯỚC 1: Tiếp nhận yêu cầu ký gửi bất động sản:
+ Loại nhà đất, diện tích, giá bán…
+ Hướng nhà, số tầng, số phòng [khách-ngủ-bếp]…
– Cung cấp ảnh chụp thực tế sản phẩm.
– Bản photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Bản photo các tài sản gắn liền với sản phẩm ký gửi.

BƯỚC 2: Báo giá dịch vụ & ký hợp đồng môi giới:
– Xử lý & Phân loại sản phẩm ký gửi.
– Báo giá dịch vụ ký gửi dựa trên giá trị sản phẩm.
– Ký hợp đồng môi giới dựa trên thỏa thuận hai bên.

BƯỚC 3: Tìm kiếm & Chốt giá với khách hàng:
– Xây dựng kế hoạch Marketing, tìm kiếm khách hàng.
– Dẫn khách hàng tới xem trực tiếp sản phẩm ký gửi.
– Báo giá & tư vấn các thủ tục pháp lý.

BƯỚC 4: Bàn giao Giấy tờ nhà & Nhận Hoa Hồng:
– Hộ trợ làm giấy tờ nhà đất cho khách hàng.
– Nhận Hoa Hồng Môi giới khi giao dịch thành công.

Hotline: 0909042032

Với dịch vụ nhận Ký gửi – Mua bán – nhà, đất, căn hộ, biệt thự ở Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận HCM
Nhân viên làm thủ tục, hợp đồng cho khách tại một buổi mở bán sản phẩm Đến với An Gia Lập Nghiệp không đơn thuần là ký gửi mà chúng tôi còn là một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn với pháp lý, dịch vụ mua bán trọn gói và mang lại hiệu quả lợi nhuận như mong đợi cho khách hàng không phải trả phí khi chưa giao dịch thành công. 

Ngoài ra công ty chúng tôi còn nhận Nhận Ký gửi - Mua bán - nhà, đất, căn hộ , biệt thự ở Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh, Phan Thiết, Long An, Đồng Nai, Quảng Ngãi, bà Rịa Vũng Tàu, Đà Lạt.
Mọi chi tiết xin lòng liên lạc với Sàn Giao Dịch Mua Bán Nhà ở các quận thuộc CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN AN GIA LẬP NGHIỆP 

Địa chỉ Trụ Sở Tại Bình Thạnh: Số 61 Đường D5, P. 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Chi Nhánh Đồng Nai: 92 Hàm Nghi, Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
Chi Nhánh Quận 9: 767/15 Nguyễn Duy Trinh, P. Phú Hữu, Q. 9, TP. HCM
Chi Nhánh Bình Dương:  Số 01, DC03 KDC Việt Sing, Đường D20, KP4, P. An Phú, TX. Thuận An, Bình Dương.
VP Bình Dương: A1B1.11 Khu đô thị Becamex Việt Sing, An Phú, Thuận An, Bình Dương.
Website: www.angialapnghiep.vn
Email:    Ceo.hoitrieuphu@gmail.com 
Hotline 0932074939 - 0902424114 Mr. Hiếu
Với triết lý: “Bán một căn nhà là bán cả giải pháp để kết nối hạnh phúc”.