Pages

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI PHÓNG SỰ

Các đặc trưng của thể loại phóng sự bao gồm:
Tính thời sự:

Là những vấn đề nóng hổi, bức xúc nằm trong mạch thời sự chủ lưu đang được dư luận quan tâm. Khi đọc phóng sự, người đọc sẽ có cảm giác sát gần với cuộc sống, hít thở bầu không khí thời sự.
Tính thời sự là một yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt đối với phóng sự, là những ghi chép còn tươi rói chất liệu hiện thực, mới mẻ.
Là yếu tố định hình nên phong cách của người viết phóng sự: Năng động, nhanh nhạy trong nghe ngóng, dò tìm thông tin, công bố và chiếm lĩnh thông tin, đem lại hiệu quả cao nhất vào thời điểm lí tưởng nhất.
Trong phóng sự văn học và phóng sự báo chí, yêu cầu về tính thời sự không hoàn toàn giống nhau
Sự khác nhau giữa tin và phóng sự:
Tin là “hớt váng sự kiện”, thông báo vắn tắt diện mạo sự kiện qua hệ thống 5W + 1H.

Phóng sự là thể loại khai thác sự kiện một cách toàn vẹn trong quá trình phát sinh, phát triển của nó, đem lại cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về sự kiện.

Tính xác thực:

Sự chính xác của phóng sự thể hiện qua những sự việc, chi tiết, địa chỉ, con số… đều là một phiên bản của cuộc sống.
Là tiêu chí để nhận diện thể loại phóng sự với một số thể loại khác (truyện ngắn, tiểu thuyết,..)
Đối với phóng sự, sự thật là một chất liệu nghệ thuật sáng giá, là thước đo giá trị của tác phẩm, nhân cách và danh dự của tác giả.
Yêu cầu người viết phóng sự phải nghiêm cẩn bảo vệ chân lí, không bịa đặt.
Bút pháp Thuật – Tả – Bình: 

Tả và Thuật: Là cụ thể hoá đối tượng.

Thuật: Trong sự kiện, tác giả làm người kể chuyện, kết nối tư liệu, tái hiện sự kiện.
Tả: Để sự dụng bút pháp hiệu quả, chọn cảnh nào, nhân vật vào để quay cận cảnh tuỳ theo kinh nghiệm của người viết để lột tả bản chất của sự kiện. Bút pháp tả luôn đồng hành với mạch sáng tạo, nhưng cũng không nên quên điểm xuất phát là từ hiện thực.
-> Tả và thuật là bút pháp chính của phóng sự.
Bình:

Với phóng sự, BÌNH là yếu tố mang tính trội quy định sắc diện thể loại. Tham gia bình bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện.
Giới hạn yếu tố bình bàn là giới hạn mà nhà báo cần chú ý. (Bình đúng chỗ, có mức độ, nếu lập ngôn của người viết quá mức cho phép thì sẽ che khuất sự kiện, làm cho người đọc có cảm giác bị áp đặt, đôi khi làm cho họ nghi ngờ tính xác thực của thông tin.
Trong phóng sự, biết kết hợp bút pháp Tả – Thuật  – Bình sẽ tạo nên ưu thế, không chỉ thông tin sự kiện mà còn thông tin lí lẽ, đi sâu khám phá bản chất của sự kiện và trình bày nó thoả mãn nhận thức của người đọc.
Đậm chất văn học:

Có nhiều ý kiến phản đối cho rằng văn là hư cấu, ngược lại, cũng có ý kiến đồng tình, phóng sự cần phải có chất văn. Bởi vì, để chất liệu báo chí bớt khô khan, hấp dẫn, dễ đọc hơn, linh hoạt trong xử lí chi tiết. Văn là dưỡng chất kéo dài tuổi thọ của phóng sự, tùy vào từng thời kì lại có cách biểu hiện khác nhau:
– 1932 – 1945: Đa số nhà văn viết phóng sự  phóng sự đậm chất văn: kết cấu, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu khai thác nghệ thuật từ tiểu thuyết vào phóng sự và giàu tính nhân văn
– Đương đại: Yêu cầu khác, vì thời gian không nhiều và để đáp ứng nhu cầu của độc giả nên chất văn nhạt dần.
Cách thức sử dụng ngôn ngữ: Đảm bảo yêu cầu của ngôn ngữ báo chí, vươn tới tính biểu đạt của nghệ thuật văn chương.

Với sự cộng hợp này, phóng sự có khả năng biểu đạt con người và cuộc sống một cách chân thực, sinh động: Vừa gợi hình ảnh, liên tưởng và đạt đến sự chuẩn xác không thay thế được.

Sử dụng biện pháp tu từ trong trình bày phóng sự giúp tác phẩm mang nét đẹp của văn học vừa tăng tính nội hàm của tác phẩm.

Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn học: Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong diễn đạt làm cho thông tin mềm mại.

Chỉ được hư cấu ở những miền không xác định (biểu cảm nhân vật, cảnh sắc thiên nhiên,v.v.). Hư cấu trong phóng sự không phải là thêm thắt tưởng tượng vô căn cứ, mà trong phóng sự, trường tư duy của người viết phái gắn liền với hiện thực.

Cũng như tả và bình, chất văn trong phóng sự cũng phải có chừng mực, không được lạm dụng văn chương để múa bút trong phóng sự. Theo Huỳnh Dũng Nhân, chất văn nên nếm vào phóng sự cũng giống như muối nêm vào canh, cái mặn của văn học sẽ tạo nên vị ngọt của phóng sự nhưng cũng có thể làm hóng nồi canh nếu nêm quá tay.
-> Tóm lại, phóng sự là thể loại nằm ở miền giao thoa giữa báo chí và văn học.
Bài viết được copy từ nguồn: Nhật Oanh https://nhatoanhblog.wordpress.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét