Pages

Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?

'Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến', Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình...

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"

Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng...

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định...

CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'

Chia sẻ cùng chúng tôi doanh nhân Đỗ Văn Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp – nhấn mạnh vào mấu chốt sự thành công trong đầu tư BĐS...

Trưởng phòng không lương.

Đánh liều xin việc vào các cơ quan với “cam kết làm việc không lương nếu không có hiệu quả” Hiếu nghĩ, “Khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh là kinh doanh trực tuyến, hoặc kinh doanh dịch vụ, như môi giới bất động sản, chứng khoán...”.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

NHỮNG ĐIỀU CẦN CÓ CỦA NHÀ BÁO KHI VIẾT BÀI ĐIỀU TRA

“Làm báo điều tra, chỉ cần thiếu tỉnh táo một chút, đôi khi nhà báo nhìn ở góc này là người hùng, ở góc kia lại là dạng bút máu” – Đức Hiển
– Phải có bản lĩnh nghề nghiệpNhà báo luôn đối mặt với những thách thức nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng cả tính mạng trong suốt quá trình thu thập tài liệu hoặc nguy cơ bị tấn công bởi các đối tượng có liên quan đến vụ việc nhà báo đang điều tra như trong lúc thu thập thông tin để chuẩn bị viết bài như bưng bít thông tin, ngăn chặn hoạt động tiếp cận thông tin của nhà báo bằng cách thuê xã hội đen đánh đập, giăng bẫy, vu khống, đe dọa, đập phá phương tiện tác nghiệp, khủng bố tinh thần nhằm tạo sức ép cho nhà báo dừng lại vụ việc điều tra. Đây là hoạt động nguy hiểm và phức tạp, đặc biệt là điều tra liên quan đến các đoàn thể, thách thức hơn cả là phóng viên chiến trường khi có nguy cơ bị bắt làm con tin, bị sát hại, hoặc bị giết, nguy cơ bị đe dọa đến sức khỏe khi tiếp cận các loại dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên,  nhiều bài điều tra vì thể loại này mà khẳng định được bản lĩnh của nhà báo, đòi hỏi yêu cầu rất cao của nhà báo, phải là chiến sĩ gan góc, không ngại đối mặt với thử thách và nguy hiểm, đặc biệt vượt qua sự sợ hãi để nói lên tiếng nói sự thật, làm tròn sứ mệnh của người làm báo.
Ví dụ: : «Những chi tiết chưa từng tiết lộ » vụ nhà báo bị bạo hành hung tại Vân Giang – Hưng Yên.
– Trung thực, kiên trì, cẩn trọng:
* Trung thực là yêu cầu về mặt phẩm chất của người làm báo. Điều tra là hành trình đi tìm sự thật, là yêu cầu gay gắt đặt ra cho nhà báo, không ngại va chạm, không sợ uy lực và trước sau hướng đến ánh sáng của sự thật. Nhà báo thiếu trung thực, bóp méo sự thật, che đậy thông tin là hành vi vô đạo đức mà nhà báo cần tránh nếu muốn làm nhà báo chân chính. Biểu hiện tinh thần trách nhiệm của nhà báo đối với công việc là dán mác hoạt động điều tra để thâm nhập thực tế, tìm hiểu, nghiên cứu thông tin độc lập, có nhận định riêng. Ghi lại kết quả điều tra của công an mà gọi là điều tra là thiếu trung thực, thiếu tôn trọng người đọc. Ngoài ra, tính trung thực còn thể hiện thái độ công bằng, khách quan của người viết đối với đối tượng điều tra. Đặt ra vấn đề này bởi trên thực tế, có không ít nhà báo vì thân tình hay tư thù mà không giữ được khách quan, làm cho cáng cân công bằng bị sai lệch. Nhà báo không nên có định kiến và thiên vị sự thật. Trung thực với lương tâm, trách nhiệm với ngòi bút, không bị vật chất, danh lợi chi phối. Làm điều tra là cái tâm phải sáng. Tính trung thực trong điều tra còn thể hiện ở cách biện luận của người viết để đi đến kết luận, nhà báo phải xuất phát từ những phân tích khoa học, các cứ liệu, số liệu chính xác, tin cậy với một thái độ từ tốn, bình tĩnh để thuyết phục người đọc.
*Kiên trì: Theo tờ Sự Thật Đoàn thanh niên Cộng Sản Nga : « Thể loại điều tra là một trong những thể loại phức tạp, phải xúc lên hàng ngàn tấn quặng mà không biết liệu có tìm được mẫu kim cương nào không”. Để đi đến cùng tháo gỡ những vụ việc phức tạp thì hành trang của nhà báo không chỉ có bản lĩnh mà còn có lóng kiên trì và nhẫn nại. Những nhà báo giỏi cũng là những người phải rèn luyện cho mình tính kiên trì, nhẫn nại lớn hơn ai hết. Đó cũng chính là bài học đầu tiên tuy nhỏ nhưng rất quan trọng về nghề báo, nhất là trong khi thực hiện bài điều tra. Trong những trường hợp cần phải điều tra trong thời gian dài, gặp nhiều cản trở, khó khăn khi tiếp cận với đối tượng thì sự nhẫn nại, lạc quan, đi đến cùng để tìm kiếm sự thật, trả lời những câu hỏi làm sáng tỏ những uẩn khúc của vấn đề, sự kiện cần được nhà báo phát huy cao độ. Những thông tin càng giá trị, có chiều sâu, bằng chứng càng thuyết phục thì càng đòi hỏi nhà báo phải chuẩn bị kĩ càng, triển khai chu đáo, tỉ mỉ và cần nhiều thời gian, công sức.“Hãy thách đố chính mình. Không có một công thức chung, một cây đũa thần nào cả ngoài sự kiên trì, bạn phải làm việc với tâm thế không phải là khoán việc cho mình mà coi việc có thông tin là sứ mệnh, là thiên chức của bạn” – Đức Hiển.
–         Cẩn trọng
a) Trong thu thập thông tin :

+Chính nhà báo gây ra nguy cơ mất an ninh cho mình khi đưa ra những thông tin thiếu chính xác. Nhà báo cần phải cẩn thận, tỉ mĩ trong từng thao tác, cẩn trọng trong thu thập thông tin. Một trong những nguyên tắc điều tra là sự kiện phải được tìm hiểu đa chiều, đa góc cạnh, thông tin phải được thu thập từ nhiều phía và phải cần có sự kiểm chứng trước khi công bố.
+ Điều tra thường sử dụng để làm rõ các hiện tượng tiêu cực, hành vi phạm tội, vấn đề khuất lấp mà đối tượng cố tình che giấu, nhiều bài sau khi công bố phải đối mặt với những phản ứng gay gắt từ đối tượng điều tra. Không ít trường hợp, sự sai lệch về thông tin đã kích thích kẻ phạm tội thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt đối với nhà báo hoặc kiện nhà báo ra tòa vì tội vu khống.
b) Cẩn trọng trong lưu giữ thông tin

+ Lộ thông tin là điều tối kỵ đối với nhà báo điều tra, thông tin là tài liệu mà các cá nhân, tập thể bị điểu tra đặc biệt quan tâm, tìm cách thủ tiêu. Việc săn tìm và tiêu hủy được đối tượng tìm bằng nhiều thủ đoạn.
+ Nếu thông tin bị rò rỉ ra ngoài thì sẽ bị đối tượng phạm tội cản trở điều tra.
c) Bị mất nguồn tin

+ Nhiều nhà báo đã đọc được nhiều nguồn tin có giá trị, xây dựng được những nguồn tin quan trọng, biết cách bảo vệ nguồn tin. Việc bảo vệ nguồn tin được xem như là nguyên tắc hoạt động của báo chí. Nếu không có nguồn tin thì làm sao có những loạt điều tra đình đám.
+Lưu ý không phải bao giờ, người báo cáo tiêu cực cũng được bảo vệ, người báo cáo thường bị đe dọa, đánh đập, gấy sức ép. Do đó, nhà báo phải giữ bí mật nguồn tin, đảm bảo vệ an toàn của người cung cấp thông tin. Đây cũng là cách để nhà báo độc quyền sở hữu những thông tin có giá trị. Nguồn tin bị lộ không chỉ ảnh hưởng đến người cung cấp thông tin mà cả nhà báo cũng bị gặp bất lợi, gây mất niềm tin, uy tín của người làm báo. Vì vậy, nhiều nhà báo dù bị truy bức đến cùng vẫn không để lộ nguồn tin.
Đạo đức nghề nghiệp:

“Làm báo điều tra, ngay cả khi bạn trong sáng thì bạn vẫn có thể bị lợi dụng. Đơn giản, tai nạn và sự giả trá của người này lắm khi là cơ hội của kẻ khác” – Đức Hiển.
Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác: Chính vì phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nên không ít trường hợp, nhà báo đã chọn cách “im lặng là thượng sách”. Đây là hiện tượng nhà báo đóng bút trước những hiện thực của cuộc sống. Không có quy định nào với nhà báo khi biết được những việc có hại cho xã hội thì phải đưa tin nhưng đây là một yếu tố đạo đức nghề nghiệp, thôi thúc nhà báo cầm bút, không làm ngơ trước cái xấu, cái tiêu cực.
* Tôn trọng sự thật, đảm bảo tính chính xác: Đây là một nguyên tắc quan trọng đối với báo chí nói chung và điều tra nói riêng. Nhà báo luôn phải đảm bảo những thông tin mình cung cấp là tuyệt đối chính xác, không được xuyên tạc sự thật nhằm mục đích quảng cáo, thương mại, sức ép về kinh tế, chính trị và lợi ích cá nhân. Thông tin phải được kiểm chứng và ghi rõ nguồn, chịu trách nhiệm hoàn toàn với những thông tin mình đăng tải.
* Đảm bảo tính công bằng, khách quan: Nhà báo cần trình bày thông tin ở những ngữ cảnh khác nhau, không được thiên vị, trong trường hợp có xung đột, phải lắng nghe các bên liên quan.
* Từ chối mọi hình thức mua chuộc của các đối tượng điều tra và những đối tượng có liên quan: Trong quá trình thực hiện, điều đầu tiên nhà báo phải nghĩ đến là lợi ích của người đọc và danh dự của nghề báo. Nhà báo chỉ chấp nhận những công việc phù hợp với phẩm giá của nghề và kiên quyết bảo vệ những giá trị cao cả của nghề báo.
* Bảo vệ nguồn tin và bí mật nghề nghiệp – nhìn từ góc độ đạo đức: Khi sử dụng thông tin thu thập được từ nguồn tin, nhà báo cần phải suy xét, cân nhắc, tính trước những hậu quả có thể xảy ra khi công bố thông tin vì nguồn tin rất có thể sẽ bị đe doạ khi tiết lộ danh tính,
* Tôn trọng sự riêng tư và phẩm giá con người: Mọi người đều có quyền được tôn trọng bí mật đời tư, nhà báo có nghĩa vụ phải tôn trọng những quyền đó, không được can thiệp và điều tra những thông tin mang tính riêng tư khi không có sự đồng ý của người đó.
* Tôn trọng nhân vật, đối tượng mà mình đang điều tra: Nhà báo cần phải chú ý khi đăng tải thông tin, hình ảnh, bằng chứng nhất là khi đối tượng được đề cập thuộc những đối tượng nhạy cảm như trẻ em, vị thành niên, phụ nữ, v.v. Khi đăng tải thông tin cần lường trước những hậu quả để lại trong tương lai đối với những đối tượng được nhắc đến trong tác phẩm, đôi khi sẽ để lại nhiều nguy hại. “Khi viết về một nhân vật, có lẽ cũng nên nhìn chung quanh họ xem còn có ai bị chết lên chết xuống vì bài báo của mình không. Nhìn, không phải để rồi do dự và không dám xung trận. Nhưng chắc chắn nếu nhìn kĩ, bạn sẽ biết cách xử lí thông tin và câu chữ như thế nào để hạn chế những tổn thất không đáng có” – Đức Hiển.
Bài viết của Tác Giả Nhật Oanh và được dẫn nguồn lại từ https://nhatoanhblog.wordpress.com/

CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI PHÓNG SỰ

Các đặc trưng của thể loại phóng sự bao gồm:
Tính thời sự:

Là những vấn đề nóng hổi, bức xúc nằm trong mạch thời sự chủ lưu đang được dư luận quan tâm. Khi đọc phóng sự, người đọc sẽ có cảm giác sát gần với cuộc sống, hít thở bầu không khí thời sự.
Tính thời sự là một yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt đối với phóng sự, là những ghi chép còn tươi rói chất liệu hiện thực, mới mẻ.
Là yếu tố định hình nên phong cách của người viết phóng sự: Năng động, nhanh nhạy trong nghe ngóng, dò tìm thông tin, công bố và chiếm lĩnh thông tin, đem lại hiệu quả cao nhất vào thời điểm lí tưởng nhất.
Trong phóng sự văn học và phóng sự báo chí, yêu cầu về tính thời sự không hoàn toàn giống nhau
Sự khác nhau giữa tin và phóng sự:
Tin là “hớt váng sự kiện”, thông báo vắn tắt diện mạo sự kiện qua hệ thống 5W + 1H.

Phóng sự là thể loại khai thác sự kiện một cách toàn vẹn trong quá trình phát sinh, phát triển của nó, đem lại cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về sự kiện.

Tính xác thực:

Sự chính xác của phóng sự thể hiện qua những sự việc, chi tiết, địa chỉ, con số… đều là một phiên bản của cuộc sống.
Là tiêu chí để nhận diện thể loại phóng sự với một số thể loại khác (truyện ngắn, tiểu thuyết,..)
Đối với phóng sự, sự thật là một chất liệu nghệ thuật sáng giá, là thước đo giá trị của tác phẩm, nhân cách và danh dự của tác giả.
Yêu cầu người viết phóng sự phải nghiêm cẩn bảo vệ chân lí, không bịa đặt.
Bút pháp Thuật – Tả – Bình: 

Tả và Thuật: Là cụ thể hoá đối tượng.

Thuật: Trong sự kiện, tác giả làm người kể chuyện, kết nối tư liệu, tái hiện sự kiện.
Tả: Để sự dụng bút pháp hiệu quả, chọn cảnh nào, nhân vật vào để quay cận cảnh tuỳ theo kinh nghiệm của người viết để lột tả bản chất của sự kiện. Bút pháp tả luôn đồng hành với mạch sáng tạo, nhưng cũng không nên quên điểm xuất phát là từ hiện thực.
-> Tả và thuật là bút pháp chính của phóng sự.
Bình:

Với phóng sự, BÌNH là yếu tố mang tính trội quy định sắc diện thể loại. Tham gia bình bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện.
Giới hạn yếu tố bình bàn là giới hạn mà nhà báo cần chú ý. (Bình đúng chỗ, có mức độ, nếu lập ngôn của người viết quá mức cho phép thì sẽ che khuất sự kiện, làm cho người đọc có cảm giác bị áp đặt, đôi khi làm cho họ nghi ngờ tính xác thực của thông tin.
Trong phóng sự, biết kết hợp bút pháp Tả – Thuật  – Bình sẽ tạo nên ưu thế, không chỉ thông tin sự kiện mà còn thông tin lí lẽ, đi sâu khám phá bản chất của sự kiện và trình bày nó thoả mãn nhận thức của người đọc.
Đậm chất văn học:

Có nhiều ý kiến phản đối cho rằng văn là hư cấu, ngược lại, cũng có ý kiến đồng tình, phóng sự cần phải có chất văn. Bởi vì, để chất liệu báo chí bớt khô khan, hấp dẫn, dễ đọc hơn, linh hoạt trong xử lí chi tiết. Văn là dưỡng chất kéo dài tuổi thọ của phóng sự, tùy vào từng thời kì lại có cách biểu hiện khác nhau:
– 1932 – 1945: Đa số nhà văn viết phóng sự  phóng sự đậm chất văn: kết cấu, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu khai thác nghệ thuật từ tiểu thuyết vào phóng sự và giàu tính nhân văn
– Đương đại: Yêu cầu khác, vì thời gian không nhiều và để đáp ứng nhu cầu của độc giả nên chất văn nhạt dần.
Cách thức sử dụng ngôn ngữ: Đảm bảo yêu cầu của ngôn ngữ báo chí, vươn tới tính biểu đạt của nghệ thuật văn chương.

Với sự cộng hợp này, phóng sự có khả năng biểu đạt con người và cuộc sống một cách chân thực, sinh động: Vừa gợi hình ảnh, liên tưởng và đạt đến sự chuẩn xác không thay thế được.

Sử dụng biện pháp tu từ trong trình bày phóng sự giúp tác phẩm mang nét đẹp của văn học vừa tăng tính nội hàm của tác phẩm.

Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn học: Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong diễn đạt làm cho thông tin mềm mại.

Chỉ được hư cấu ở những miền không xác định (biểu cảm nhân vật, cảnh sắc thiên nhiên,v.v.). Hư cấu trong phóng sự không phải là thêm thắt tưởng tượng vô căn cứ, mà trong phóng sự, trường tư duy của người viết phái gắn liền với hiện thực.

Cũng như tả và bình, chất văn trong phóng sự cũng phải có chừng mực, không được lạm dụng văn chương để múa bút trong phóng sự. Theo Huỳnh Dũng Nhân, chất văn nên nếm vào phóng sự cũng giống như muối nêm vào canh, cái mặn của văn học sẽ tạo nên vị ngọt của phóng sự nhưng cũng có thể làm hóng nồi canh nếu nêm quá tay.
-> Tóm lại, phóng sự là thể loại nằm ở miền giao thoa giữa báo chí và văn học.
Bài viết được copy từ nguồn: Nhật Oanh https://nhatoanhblog.wordpress.com/

THỂ LOẠI ĐIỀU TRA BÁO CHÍ - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

(Nhà báo Thu An-Ủy viên BBT, Nguyên Trưởng Ban Chính trị - Xã hội báo Tuổi Trẻ)
* Điều tra là một trong những thể loại báo chíluôn tạo sự quan tâm và thu hút người đọc. Nếu tin thu hút người đọc bởi độ nóng, nhanh của thông tin, sự kiện mới, thì điều tra hấp dẫn người đọc bởi sự thật của vấn đề được tìm ra và tính ly kỳ của quá trình tác nghiệp biểu lộ qua tác phẩm.
* Điều tra đến nay vẫn là một trong những thể loại khó của báo chí và về kỹ thuật, trình độ tác nghiệp. Nó đòi hỏi có sự tổng hợp của những thể loại khác.
* Khác với tin tức, điều tra luôn là đề tài riêng của tác giả, của tờ báo
I- Điều tra là gì?
1/ Khái niệm:
- Điều tra nghĩa gốc theo từ điển tiếng Việt là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật 
- Trung tâm Báo chí Điều tra (CIR- Mỹ) miêu tả: báo chí điều tra là theo đuổi các câu chuyện bị che giấu về những cá nhân và những tổ chức có ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng. “Đây là những câu chuyện khó khăn: khó để ráp nối và khó nói ra.
=> Có thể hiểu: báo chí điều tra là một thể loại mà bằng các nghiệp vụ điều tra báo chí người viết tìm hiểu xem xét, làm sáng tỏ các sự thật bị che giấu và chứng minh sự thật đó bằng các chứng cứ thuyết phục.
- Nghiệp vụ điều tra báo chí khác các nghiệp vụ điều tra khác của các cơ quan chức năng (công an, thanh tra, kiểm sát, tòa án…).
- Điều tra bao hàm việc tìm ra sự thật của một vấn đề tốt cần bảo vệ và vấn đề tiêu cực để đấu tranh, loại bỏ. Lâu nay các đề tài điều tra trong báo chí thường thiên về chống tiêu cực.
2/ Đặc điểm: 
- Tính chính xác, trung thực, dựa trên sự thật:chứng minh bằng chứng cứ.Một  số khảo sát cho thấy độc giả mong muốn và kỳ vọng báo chí cung cấp cho họ các phóng sự điều tra chặt chẽ, có sức thuyết phục hơn là cách dẫn “ anh ấy nói…”, “cô ấy cho biết…”
- Tình phức tạp, đòi hỏi cao: kiến thức, kỹ năng…Những câu chuyện tranh cãi, không chặt chẽ có thể dẫn tới các vụ kiện.  Những khó khăn thường gặp: làm việc cá nhân hoặc theo những nhóm nhỏ, thường bị áp lực tâm lý, không có cơ chế bảo vệ, đôi khi đối mặt với đe dọa bạo lực + phát sinh “kẻ thù địch”. Tuy nhiên nếu thành công, đây là thể loại nâng cao uy tín cho tờ báo.
- Phạm vi điều tra: có thể trong phạm vi một địa phương, một đất nước, xuyên biên giới.
- Thời gian: Thường phải mất nhiều tháng nghiên cứu và hàng trăm cuộc phỏng vấn, lần theo các mối dẫn dắt, kiểm tra nguồn tin, và cuối cùng là viết ra một câu chuyện”.
- Chi phí: Báo chí điều tra có thể tốn kém và nguy hiểm, mất nhiều thời gian để tổ chức, thẩm định, ráp nối, chỉnh sửa. 
- Theo tài liệu của CIR, phóng sự điều tra là: 
+ Viết ra một câu chuyện mà có thể sẽ không được tiết lộ nếu không có sự dũng cảm của PV; 
+ Cung cấp cho người đọc một câu chuyện tầm quan trọng đối với công chúng đã được ráp nối từ các nguồn tin đa dạng và thường được giấu kín 
+ Tiết lộ một câu chuyện có thể trái với các thông báo của chính quyền hoặc tổ chức của những người có thể đã cố gắng che giấu hoặc bóp méo sự thật
+ Kết quả trong một câu chuyện thường được thể hiện rõ ràng trong một tờ báo hoặc dẫn đầu trong một bản tin truyền hình ( trình bày trang 1, vị trí vơ-đét...) => Dấu hiệu nhận biết một phóng sự điều tra trên báo đài.
- Phương pháp tiếp cận: 5 chữ W (what, why, who, where, when, how) thường áp dụng cho viết tin. Trong điều tra thì sẽ áp dụng sâu hơn. Đây là công việc của PV tìm cách trả lời những câu hỏi đó để đi tìm những sự thật bị che giấu.
=> Người viếtcần lòng đam mê, sự dấn thân, dũng cảm, hiểu biết pháp luật, kiên nhẫn, một sự hoài nghi, một sự nhạy cảm, cảm nhận rõ nét những bất công, bất hợp lý, sai trái cần phải làm rõ và cần phải có kiến thức sâu, rộng, kỹ năng điều tra và thể hiện tốt.
=> Thường nó là sản phẩm của nỗ lực cá nhân nhưng là thành quả tập thể (các nguồn tin, đồng nghiệp, trưởng ban, biên tập viên, bộ máy tòa soạn, ban biên tập …). Trong một số trường hợp nó là lao động thể, thành quả tập thể (các nhóm điều tra). 
=> Điều tra báo chí là khoa học trong nghệ thuật. Vì đòi hỏi bằng chứng bằng thực nghiệm, bằng chứng cứ, điễn đạt chính xác nhưng hấp dẫn, lôi cuốn…
3/ Đề tài phóng sự điều tra: 
- Thuộc nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực. Thường đi tìm ra sự thật về việc làm sai trái, tiêu cực, tham nhũng của của quan chức; xem xét một doanh nghiệp đã gây thiệt hại đến công chúng do hành vi phi đạo đức hoặc hành động sai trái; những tiêu cực, sai trái trong xã hội; những sự thật bị che giấu vì lợi ích của một người, một nhóm người ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người khác. Tuy nhiên phải có chọn lọc về tính chất, mức độ cần thiết đưa lên (ví dụ: một vụ ăn cắp của công vài trăm ngàn đồng không nhất thiết làm điều tra)=> tính vì lợi ích cộng đồng trong các đề tài điều tra.
-  Về việc phân loại đề tài điều tra, hiện chưa tìm thấy tài liệu chính qui về phân loại chi tiết các đề tài trong thể loại điều tra. Theo kinh nghiệm tác nghiệp, có nhiều cách phân loại đề tài điều tra, mỗi cách phân loại đều mang tính tương đối và mỗi người có thể có cách phân loại cho riêng mình. Ví dụ, theo nội dung, tính chất sự kiện như: Tham nhũng, tiêu cực:  điện kế điện tử, mãi lộ, chung chi ở Hải quan, rút ruột bảo hiểm, ăn chặn tiền cứu trợ (sai trái của quan chức, công chức). Những vấn đề liên quan sức khỏe người dân, quyền lợi người tiêu dùng: sữa quá date, kinh doanh thuốc tây giả, mũ bảo hiểm kém chất lượng, cho chất cấm vào thực phẩm chăn nuôi. ..Những vấn đề liên quan đến môi trường: xả thải không qua xử lý...
Hoặc phân loại theo tính chất tác nghiệp, như đề tài tác nghiệp chủ yếu bằng việc tìm chứng cứ trực tiếp ở hiện trường: mãi lộ, kiểm lâm, trẻ em bị chăn dắt; qua tài liệu, hồ sơ: tiêu cực trong đấu thầu thuốc, giá thuốc; đề tài tác nghiệp bằng các biện pháp nghiệp vụ tổng hợp (bao gồm làm chứng cứ tại hiện trường, thông qua chứng cứ, truy vấn người trong cuộc, làm các thực nghiệm…) như đề tài điện kế điện tử… 
4/ Tác dụng, kết quả, hậu quả của bài điều tra:
- Phục vụ lợi ích cộng đồng bằng cách cung cấp, phơi bày rõ ràng, minh bạch những điều mà trước đây họ chưa biết (một dự án giải tỏa đền bù có đất tái định cư đủ nhưng người dân không được bố trí đủ…). Chống lại những người làm tổn hại đến cộng đồng
- Thường mang lại những cải cách để ngăn chặn sự tái phát của một việc làm hoặc một hoạt động sai trái cụ thể. Làm cho truyền thông trở thành một bộ phận chiến đấu vì lợi ích chung.=> thay đổi chính sách, thay đổi cách quản lý, thay đổi việc sử dụng con người…
- Có thể dẫn đến việc xử lý, truy cứu những người làm sai (xử lý CSGT mãi lộ, nhân viên hải quan đòi chung chi, cán bộ thâm lạm công qũi, thu hồi lại tài sản công).
Gia tăng lòng tin của độc giả; nâng cao uy tín của tác giả, tờ báo.
- Tích lũy thêm kinh nghiệm, tạo thêm động lực cho người viết và tờ báo.
II- Thực hiện một đề tài điều tra
1/ Tìm đề tài:
- Từ thực tế tác nghiệp của PV: quan sát, tiếp cận thực tế
- Từ nguồn tin (riêng, cơ quan chức năng, cơ quan nội chính, từ các phe phái đối lập…).
- Từ sếp
- Từ các phương tiện thông tin
- Từ thông tin bạn đọc…
- Bảo mật đề tài
2/ Các bước làm điều tra: 
- Kiến thức, sự hiểu biết, nhạy cảm, bức xúc về vấn đề đó => tiền đề=>hệ thống lại xem mình đã biết gì về vấn đề đó, biết tới đâu. Kiểm tra tư liệu liên quan: đề tài chưa từng ai khai thác, đã khai thác, cần khai thác góc cạnh nào…
- Thời điểm thực hiện và đưa ra một bài, loạt bài điều tra
- Danh mục công việc cần thực hiện:
+ Các bước, các biện pháp tiếp cận vấn đề; thời gian, địa điểm
+ Các hồ sơ, chứng cứ cần thu thập
+ Phim, ảnh cần thực hiện
+ Nhân vật, cơ quan, tổ chức cần gặp gỡ, phỏng vấn
+ Phương tiện tác nghiệp
+ Phương án phối hợp (đồng nghiệp, nguồn tin, người hướng dẫn, cơ quan chức năng…)
+ Đặt ra các câu hỏi cần trả lời cho quá trình đi tìm sự thật
=> Ví dụ
- Thâm nhập thực tế, tìm chứng cứ, căn cứ chứng minh vấn đề cần điều tra.
+ Nhập vai: Tùy tình huống, đóng phải đạt. Điều quan trọng hàng đầu là nhập vai bằng cách nào thì cũng không được vi phạm pháp luật. 
+ Lấy tài liệu từ văn bản (tài liệu công khai, tài liệu được che giấu…) -> Tài liệu bằng văn bản quan trọng nhất, cho chứng cứ xác thực nhất, không thể tranh cãi nhưng lưu ý yếu tố thời gian,tính minh bạch, tài liệu mật, tài liệu đưa ra từ các mâu thuẫn nội bộ…
+ Gặp trực tiếp người trong cuộc (ghi âm, ghi hình làm bằng chứng),gặp người cung cấp, người nắm vấn đề.-> Quay phim, chụp ảnh là không phải là chứng cứ duy nhất và trong nhiều trường hợp không được xem là chứng cứ.
+ Phỏng vấn, truy vấn những người liên quan( ghi âm mọi cuộc phỏng vấn- ghi âm cũng không phải là chứng cứ duy nhất,cẩn trọng khi ghi âm đó do người khác cung cấp, có thể bị can thiệp sửa đổi)nắm chắc vấn đề, chuẩn bị kỹ câu hỏi, hỏi những vấn đề then chốt để họ thừa nhận sai phạm, tìm ra sự thật
+ Làm các thực nghiệm: kiểm định chất lượng sản phẩm (mũ bảo hiểm, cháo dinh dưỡng…)
+ So sánh các sự kiện, tài liệu, chứng cứ, ý kiến khác nhau của câu chuyện => Phân tích chứng cứ, số liệu ; kiểm tra chứng cứ; kiểm chứng thông tin càng nhiều chiều, càng chặt chẽ, càng đưa ra nhiều câu hỏi phản biện càng tốt.
=> Quá trình làm điều tra (kể cả mục đích thu thập chứng cứ, phỏng vấn…) không được để lộ ra mình đang điều tra về vấn đề đó để tránh bị bưng bít, che dấu sự thật, bị đối phó, can thiệp…
Hệ thống lại toàn bộ vấn đề để chắn chắc rằng đã tìm ra và chứng minh được sự thật bị che giấu một các chính xác, khách quan, trung thực, chặt chẽ và thuyết phục=> Nếu chưa phải tiếp tục đi tìm (làm lại sẽ khó khăn hơn 
Trao đổi thông tin trong nhóm thực hiện và với người phụ trách để cùng kiểm chứng thông tin, nghe phản biện và thống nhất cách đặt vấn đề, đề cương bài viết.
- Viết bài (thường không viết hết toàn bộ những gì mình có hoặc chưa cần thiết), đọc lại bài, kiểm tra lại chứng cứ trước khi nộp bài
Biên tập, kiểm tra chứng cứ khi biên tập.
Theo tiếp diễn biến, tác dụng, phản ứng, việc xử lý những người liên quan sau khi bài báo đăng => có thể tiếp tục thông tin hoặc làm các điều tra tiếp theo.
Đối mặt với các khiếu nại, can thiệp, đề nghị cung cấp nguồn tin, chứng cứ.
* Những lưu ý trong tác nghiệp và thu thập chứng cứ:
Tính chính xác trong bài điều tra là yếu tố hàng đầu, nếu không sẽ đối diện với các khiến kiện và độc giả mất lòng tin, tác giả, tờ báo mất uy tín. Các sai sót có thể làm hại đến cả nguồn tin và độc giả
- Lưu ý không sử dụng nguồn tin duy nhất, cần quan tâm sử dụng thông tin từ cả hai phía và đặc biệt các nguồn tin trung gian. (VD: nguồn tin từ phía tố cáo, từ phía bị tố cáo, từ cơ quan thanh tra, từ UBND phường, cán bộ cũ) => Các nhân chứng có thể nói dối, nói thêm, nói theo chủ quan hoặc chỉ là không nhớ chính xác.
- Phải phối hợp nhiều nguồn tin, thông tin, chứng cứ khác nhau liên quan đến vấn đề để đi tìm tận cùng sự thật. Phải phối kiểm, kiểm chứng thông tin để biết chắc rằng đó là sự thật. - Điều tra bằng hồ sơ của cơ quan công an, thanh tra –> Hiện nay không còn lập lờ chuyện này
- Lưu ý nguồn tin do mâu thuẫn, động cơ cung cấp thông tin, coi chừng bị lợi dụng (các DN cạnh tranh không lành mạnh cung cấp thông tin lẫn nhau nhưng là thông tin bị cắt khúc, bị che dấu, sai lệch,có ý định…)= > Trở lại những lưu ý trên.
- Lưu ý những sự thật bị đứt gãy: sự thật… sự thật…sự thật = không phải sự thật => sự thật đứt gãy làm sai bản chất vấn đề. VD  Một căn nhà chứa 10 trẻ em đi ăn xin. Tất cả những người cư ngụ chung quanh đều khẳng định các em sống chung với hai vợ chồng chủ nhà, hai vợ chồng chủ nhà này không có việc làm, những đứa trẻ thường có thương tích trên người do bị đánh đập=> hai vợ chồng chủ nhà là người chăn dắt, ngược đãi các trẻ ăn xin (có những khoảng đứt gãy không nắm được: có một người khác thỏa thuận với vợ chồng chủ nhà thuê nhà cho 10 trẻ ăn xin ở, các em thường bị đánh đập ở một địa điểm tập kết trước khi ăn xin). Nếu ghép nối các sự thật bị đứt gãy này vào thì vợ chồng chủ nhà không phải là người ngược đãi các em.=> Thu thập tài liệu, chứng cứ càng nhiều càng tốt.
- Tính cân bằng và khách quan:Không chủ quan, suy diễn, mặc định ngay từ đầu. Đáng lo ngại hơn là muốn sự thật theo ý mình và không chấp nhận bẻ cong sự thật.
Phải luôn luôn tìm liếm thêm chứng lý, thông tin nhiều chiều để chứng minh sự thật. Phải lắng nghe các bên, các bên đều được cơ hội nói. VD1: “Hải quan phát hiện một triệu USD trong vali của một quan chức”=> “quan chức này đã lấy cắp 1triệu USD” hoặc “nhiều khả năng đây là tiền hối lộ” hoặc “ Phát hiện một số tiền tham nhũng cực kỳ lớn?” => Không đặt nghị vấn mà phải làm rõ sự thật và chỉ được công bố sự thật tránh gây oan sai về mặt dư luận. Trong trường hợp cần làm rõ phải gặp cả hai phía, hoặc chứng cứ phải rõ ràng, xác thực.VD2: mặc định từ đầu CSGT là mãi lộ nên thấy một CSGT chặn một lái xe kiểm tra giấy tờ, thấy chủ xe đưa xấp giấy tờ thì cho rằng đó là hành vi CSGT nhận tiền mãi lộ, chứng minh theo hướng tiền được kẹp trong xấp giấy tờ và viết theo hướng này, nhưng thực tế là CSGT chỉ xét xe theo qui trình bình thường. Chỉ khi chứng cứ cho thấy rõ ràng đó là tiền, là hành vi đòi hối lộ thì mới chắc chắn.  
- Sử dụng tài liệu, tư liệu, inernet – tính chịu trách nhiệm về sự thật mà mình muốn chứng minh.- An toàn, an ninh trong điều tra; Tai nạn nghề nghiệp (trừ lỗi cố ý)+ Bị phát hiện, bị tấn công, bị áp lực, đe dọa+ Bị mua chuộc+ Bị mất chứng cứ, tài liệu bị đánh tráo.+ Nhầm lẫn, thiếu thông tin dẫn đến sai, nắm sai bản chất vấn đề…=> khiếu kiện, đính chính.
+ Nhầm lẫn khi thể hiện, bị biên tập sai…
=> Một phóng viên điều tra cần đắm mình trong các tài liệu và chứng cứ+ kiến thức đủ để lý giải hoặc hỏi người khác+ khách quan+đạo đức nghề nghiệp.
Thường thiếu cơ chế bảo vệ PV => Nếu xác định quá nguy hiểm thìphải thảo luận, cân nhắc kỹ trước khi thực hiện
3/ Cấu trúc một bài, loạt bài điều tra.
Thông thường từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng, theo trình tự sự kiện. Nếu là loạt bài phải tính kỹ bố cục bài nào trước bài nào sau, thường bài sau phải nặng đô hơn bài trước. Cách khác là chọn sự kiện hấp dẫn nhất để mở đầu và lý giải theo cách mở nút thắt, đưa các dẫn chứng làm sáng tỏ dần vấn đề.
- Tư duy tít tựa, làm chapeau, phần dẫn nhập, các sutit, bố cục nội dung - chú ý tính logic, kết cấu chặt chẽ và thuyết phục (có hai loại kết cấu vòng và nối tiếp), tính hấp dẫn của vấn đề (tựa ngắn, dùng động từ=> tựa mạnh, trực tiếp. Hạn chế tối đa dấu cảm thán, nhất là dấu hỏi). Chú ý tính logic, chặt chẽ không tham quá nhiều tình tiết chi tiết làm rối bài viết mà chỉ chọn những chi tiết thật đắt giá. Nên có các box- có tít tạo điểm nhấn cho người đọc. Ví dụ
Lưu ý trong thể hiện, không bình luận, suy diễn, phóng đại, từ ngữ phải chính xác, rõ nghĩa. Không “rướn”: chất liệu ít, thể hiện thổi phồng thêm. Thể hiện chủ yếu bằng sự kiện, chứng cứ chứ không phải bằng thái độ, từ ngữ, nhận định, bình luận.
- Hạn chế dùng tiếng lóng, tiếng địa phương nhưng biết dùng trong những tình huống đắt giá không lạm dụng (CSGT mãi lộ chửi thề)
III-Vấn đề pháp lý và Đạo đức nghề nghiệp trong tác nghiệp và thu thập chứng cứ:
=- Lưu ý Qui định pháp luật về nguồn tin, qui chế phát ngôn, sử dụng nguồn tin, tài liệu mật(Đề cương sinh hoạt nghiệp vụ lĩnh )vực nội chính TT (*). Vấn đề xâm phạm đời tư cá nhân. Làm những điều pháp luật cấm.
-Bài viết phải bảo đảm khách quan, trung thực, không gây oan sai cho người khác.=> sai phải cải chính đúng luật. Khi đối mặt với một tình huống có thể gây hại cho người khác, nhà báo cần hành động theo đạo đức: đóng góp vì xã hội  tốt đẹp, bảo đảm sự ổn định và an ninh cần thiết cho cuộc sống con người; là công dân tốt và hành động có trách nhiệm; công bằng.
Không tiết lộ thông tin, nguồn tin, chứng cứ; bảo vệ chứng cứ, nhân chứng; bảo mật tài liệu.(vừa đạo đức vừa luật pháp). Theo luật báo chí – chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có thẩm quyền yêu cầu tiết lộ nguồn tin riêng. Tuy nhiên hiện nay theo bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan điều tra được yêu cầu cung cấp chứng cứ khi xem tin bài trên báo là nguồn tố giác tội phạm (sẽ có nội dung trao đổi riêng về vấn đề này cùng với luật sư).  
Cân nhắc khả năng có thể ảnh hưởng, nguy hiểm tới người cung cấp thông tin, nhân chứng, người cộng tác (phải nhận lãnh trách nhiệm thay, đối diện án tòa…)
Cân nhắc, chặt chẽ , khách quan, cân bằng khi đặt vấn đề liên quan đến nhân thân, thương hiệu => không lôi kéo người thân của người sai phạm vào nếu họ vô can (con ông chủ tịch tỉnh gây tai nạn, vợ ông giám đốc A đi buôn lậu =nếu là vợ một công an: phải chứng minh người đó biết, hoặc không biết là đáng phê phán=> cẩn trọng, gặp các phía".