Pages

Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?

'Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến', Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình...

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"

Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng...

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định...

CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'

Chia sẻ cùng chúng tôi doanh nhân Đỗ Văn Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp – nhấn mạnh vào mấu chốt sự thành công trong đầu tư BĐS...

Trưởng phòng không lương.

Đánh liều xin việc vào các cơ quan với “cam kết làm việc không lương nếu không có hiệu quả” Hiếu nghĩ, “Khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh là kinh doanh trực tuyến, hoặc kinh doanh dịch vụ, như môi giới bất động sản, chứng khoán...”.

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Điều kiện, QUY TRÌNH NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN , cách thức để một công ty có thể lên sàn giao dịch chứng khoán.

Câu hỏi: Xin cho biết điều kiện và cách thức để một công ty có thể lên sàn giao dịch chứng khoán.

Trả lời:

     Điều kiện và các thủ tục để tiến hành niêm yết cổ phiếu trên SGD, Trung tâm GDCK được quy định chi tiết tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 19/1/2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Cụ thể như sau: 

1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu:

1.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán

a)  Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;

c) Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;

d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;

đ) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

e) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

1.2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán

a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;

c) Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;

d) Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

đ) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định;

e) Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b.

 

2. Cách thức để một công ty có thể niêm yết cổ phiếu trên SGD, Trung tâm GDCK:

 

Để có thể niêm yết cổ phiếu của mình trên SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK, tổ chức đăng ký niêm yết cổ phiếu phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu bao gồm:

a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu;

b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu;

c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;

d) Bản cáo bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán;

đ) Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo;

e) Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);

g) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký tập trung.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. Trường hợp từ chối đăng ký niêm yết, SGD chứng khoán, Trung tâm GDCK phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

QUY TRÌNH NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN

Niêm yết chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng khoán nhất định được phép giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Cụ thể, đây là quá trình mà SGDCK chấp nhận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên SGDCK tập trung nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện (tiêu chuẩn) về định lượng cũng như định tính mà SGDCK đề ra. Tuy nhiên, để được niêm yết trên SGDCK, thông thường tổ chức niêm yết và các chủ thể có liên quan phải thực hiện theo qui trình sau:
 

Quy trình niêm yết chứng khoán 

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên SGDCK

Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho SGDCK hoặc. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán thường bao gồm:

- Giấy đăng ký niêm yết chứng khoán theo mẫu quy định của Sở giao dịch;

- Quyết định thông qua việc niêm yết chứng khoán của cấp có thẩm quyền cao nhất của công ty (đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên…) tùy theo loại hình công ty và loại chứng khoán niêm yết theo quy định của pháp luật.

- Sổ đăng ký chủ sở hữu chứng khoán của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong một thời hạn nhất định theo qui định trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;

-Bản cáo bạch của tổ chức niêm yết theo mẫu quy định và phải đáp ứng các yêu cầu: Có đầy đủ các thông tin cần thiết, trung thực, rõ ràng nhằm giúp cho người đầu tư và công ty chứng khoán có thể đánh giá đúng về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh và triển vọng của tổ chức xin niêm yết; Các số liệu tài chính trong Bản cáo bạch phải phù hợp với các số liệu của Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong hồ sơ xin phép niêm yết; Có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban Kiểm soát, Giám đốc (Tổng giám đốc), Kế toán trưởng của tổ chức xin niêm yết. Trường hợp đại diện ký thay cần có giấy uỷ quyền.

-Đối với việc niêm yết cổ phiếu của công ty cổ phần thì cần phải có cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ một tỷ lệ do mình sở hữu trong thời gian theo qui định kể từ ngày niêm yết.

-Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);

-Giấy chứng nhận của tổ chức lưu ký chứng khoán về việc chứng của tổ chức đăng ký niêm yết đã đăng ký lưu ký tập trung.

Tùy theo tính chất của từng loại chứng khoán và quy định của từng Sở giao dịch mà hồ sơ đăng ký giao dịch có thể nhiều hoặc ít hơn các tài liệu trên.

Bước 2: SGDCK tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ:

Đây là bước kiểm tra ban đầu không dựa trên thực tế mà dựa trên cơ sở các tài liệu trong hồ sơ đăng ký niêm yết do tổ chức đăng ký niêm yết cung cấp. Mục đích của thẩm định sơ bộ là nhằm rút bớt thời gian thẩm định chính thức. Cho dù việc thẩm định này không được thực hiện một cách chính thức, nhưng nó có tác dụng quan trọng trong việc đưa ra quyết định cuối cùng việc chấp thuận hay từ chối việc niêm yết. Hầu hết các tổ chức đăng ký niêm yết không đáp ứng được các điều kiện do SGDCK đặt ra thì đều bị loại ngay khi thẩm định sơ bộ trước khi nộp đơn xin niêm yết chính thức.

Khi thẩm định sơ bộ, sở giao dịch thường chú trọng đến các vấn đề sau:

- Các điều khoản thành lập công ty, công ty con và các chi nhánh (nếu có). Tổ chức nộ bộ, chi tiết nhân sự về hội đồng quản trị, ban giám đốc, kiểm soát và lực lượng lao động; Việc nắm giữ chứng khoán, tham gia chia lợi nhuận, quyền lợi của hội đồng quản trị, ban giám đốc và của các cổ đông chính trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào liên quan đến công ty;

- Các vấn đề về nợ (phải thu, phải trả), việc kiện tụng chưa hoàn thành và ảnh hưởng của nó tới công ty (nếu có);

- Khả năng sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty và các tác động của chính sách thu nhập, phân phối thu nhập trong tương lai;

- Thường xuyên tổ chức công bố thông tin về mọi mặt hoạt động của công ty đặc biệt là các thông tin về tài chính như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, cơ cấu vốn, cơ cấu nắm giữ khối lượng chứng khoán trong những năm qua, mức độ thanh khoản của chứng khoán;

Tiến trình thẩm định sơ bộ hồ sơ của SGDCK gồm các bước sau :

-Thứ nhất : SGDCK kiểm tra các tài liệu do công ty xin niêm yết nộp;

-Thứ hai: SGDCK đặt các câu hỏi cho công ty xin niêm yết về các tài liệu đã nộp;

-Thứ ba: Công ty xin niêm yết trả lời câu hỏi của SGDCK về các thủ tục từ bước 1 đến bước 3 và lặp đi lặp lại cho đến khi các chi tiết được sáng tỏ hoàn toàn;

-Thứ tư: SGDCK tìm hiểu thêm về công ty xin niêm yết và có thể đến công ty để kiểm tra các tài liệu và thu thập thêm các thông tin cần thiết cho việc thẩm định niêm yết chính thức;

-Thứ năm: Nhân viên SGDCK thảo luận về kết quả của việc thẩm tra trong đó có các kết quả khi thực hiện tìm hiểu công ty;

-Thứ sáu: SGDCK đưa ra quyết định cuối cùng và thông báo quyết định này cho công ty niêm yết.

Bước 3: Nộp đơn xin phép niêm yết chính thức lên SGDCK:

Sau khi nhận được thông báo kết quả thẩm định sơ bộ hồ sơ xin niêm yết của SGDCK với quyết định chấp thuận hồ sơ, công ty đăng ký niêm yết phải nộp đơn kèm hồ sơ xin niêm yết chính thức lên SGDCK. Ngoài các tài liệu trong hồ sơ thẩm định sơ bộ trước đây, hồ sơ xin niêm yết chính thức cần có thêm các tài liệu sau:

-Đơn xin niêm yết theo mẫu quy định của sở giao dịch trong đó nêu rõ lý do xin niêm yết;

-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

-Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được phê chuẩn;

-Mẫu chứng chỉ chứng khoán niêm yết, mệnh giá, các đặc quyền và đặc ân, số lượng mỗi loại chứng khoán cần được niêm yết;

-Một số tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của từng SGDCK.

Cùng với việc nộp đơn xin phép niêm yết chính thức, công ty đăng ký niêm yết sẽ ký hợp đồng niêm yếtvới SGDCK trong đó quy định các nghĩa vụ của công ty niêm yết. Mỗi sở giao dịch đều có một mẫu hợp đồng niêm yết riêng nhưng tựu trung đều có những nội dung sau:

-Đảm bảo việc công bố thông tin theo định kỳ;

-Đảm bảo việc công bố các bản báo cáo tài chính theo chuẩn mực và nguyên tắc kế toán quốc tế một cách thường xuyên và định kỳ;

-Cung cấp cho SGDCK thông tin theo định kỳ nhằm giúp họ thực hiện tốt chức năng duy trì một thị trường có trật tự;

- Ngăn chặn công ty thực hiện kinh doanh thiếu lành mạnh.

Bước 4: SGDCK tiến hành kiểm tra niêm yết:

Khi nhận được đơn xin niêm yết và ký hợp đồng niêm yết với công ty đăng ký niêm yết, SGDCK tiến hành kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của thông tin và kiểm tra, đối chiếu với các điều kiện về niêm yết chứng khoán trên SGDCK trên cơ sở các tài liệu báo cáo và đánh giá, so sánh với thực tế.

Các nội dung trọng tâm mà SGDCK chú ý kiểm tra gồm:

- Khả năng sinh lợi và ổn định của công ty;

-Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty;

-Lợi ích của công chúng và việc đảm bảo quyền lợi của công ty;

Bước 5: SGDCK phê chuẩn niêm yết:

Khi xét thấy công ty đăng ký niêm yết đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về niêm yết chứng khoán, Hội đồng quản trị SGDCK sẽ phê chuẩn cho chứng khoán đó được niêm yết để chính thức giao dịch trên SGDCK.

Bước 6: Khai trương niêm yết:

Sau khi được phê chuẩn niêm yết, SGDCK sẽ quy định cụ thể thời gian sẽ niêm yết và mời chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và tổng giám đốc, giám đốc điều hành của công ty niêm yết để định ngày giao dịch đầu tiên trên SGDCK đối với chứng khoán đã được phê chuẩn cho phép niêm yết. Đây chính là việc giúp lãnh đạocông ty niêm yết hiện diện trước công chúng và nhận trách nhiệm pháp lý của công ty đã được niêm yết.


IPO là gì và những điều cần biết

IPO (Initial Public Offering) là tên viết tắt cho thuật ngữ Phát hành lần đầu ra công chúng. Đây là thuật ngữ giải nghĩa cho hành động chào bán chứng khoán, tung cổ phiếu lên sàn lần đầu tiên cho công chúng. Có thể nói IPO là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết khi một Công ty Cổ phần mong muốn đưa cổ phiếu của Công ty lên sàn. 

1. Giải nghĩa IPO là gì?

Như đã nhắc đến, IPO hoạt động phát hành cổ phiếu hay niêm yết cổ phiếu ra thị trường mở lần đầu tiên để doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn cho các hoạt động kinh doanh. Việc huy động vốn có thể là phát hành nợ hoặc cổ phần bằng cách bán cổ phiếu Công ty trên sàn chứng khoán. Chỉ lần phát hành cổ phiếu đầu tiên mới được gọi là IPO. Vậy IPO có ý nghĩa gì?Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu mối quan hệ giữa IPO và 2 loại hình Công ty chính hiện nay là: Công ty tư nhân và Công ty đại chúng.

Công ty tư nhân

Là loại hình Công ty có ít hoặc không có cổ đông, chỉ có 1 chủ sở hữu chính và không lộ quá nhiều về cấu thành vốn, cổ phần của các cổ đông trong Công ty. Do vậy các Công ty tư nhân hiện nay đều là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp có nguồn vốn thấp, kinh doanh trong phạm vi hẹp. Theo luật pháp nước ta, một cá nhân khi có một số tiền đủ để điều hành một hoạt động kinh doanh thì có thể nộp đơn xin giấy phép kinh doanh và thành lập Công ty cũng như thực hiện báo cáo thường niên, nộp thuế thu nhập định kì cho Nhà nước.

Đối với loại hình Công ty này, khi muốn sở hữu một lượng Cổ phần bạn có thể liên hệ, tiếp cận người chủ sỡ hữu và ngỏ ý muốn góp vốn, thông qua mục đích hỗ trợ đầu tư.

Công ty đại chúng

Ngược lại với Công ty tư nhân, Công ty đại chúng là những doanh nghiệp đã có ít nhất một phần vốn đã bán cho công chứng thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Nếu số cổ đông trong Công ty tư nhân rất hạn chế hoặc hầu như không có, thì công ty đại chúng lại trao cho cổ đông số lượng lớn cổ phần. Chính vì điều này, các Công ty đại chúng thường có giá trị vốn rất lớn, phạm vi kinh doanh rộng và xây dựng rất nhiều nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt trong việc phân chia lợi nhuận. Các Công ty đại chúng đều cần có một Ban quản trị để cùng đưa ra những quyết định, kiến nghị thay đổi, thúc đẩy Công ty cũng như theo dõi báo cáo thông tin tài chính thường xuyên.

Sau khi đưa vào hình thức cổ phần hóa, những Công ty đại chúng này sẽ bắt đầu đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch, công bố rộng rãi trên thị trường mở như một loại hàng hóa phổ biến để bất cứ ai cũng có khả năng đầu tư vào công ty thông qua số lượng cổ phiếu mua vào. Những Công ty này đều được quản lý các hoạt động mua bán cổ phần, cổ phiếu thông qua Ủy Ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch, tại Mỹ bộ phận này được gọi là SEC.



2. Lý do thực hiện IPO

Có thể nói gia tăng nguồn vốn cho Công ty luôn là việc làm cần thiết để các Công ty có thể mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển hoạt động kinh doanh, đẩy nhanh nguồn thu một cách hiệu quả hơn. Phát hành, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ làm gia tăng đáng kể lượng tiền mặt, lượng vốn và mở ra nhiều cơ hội tài chính cho các doanh nghiệp.

IPO là gì
Hình ảnh tập thể nhân viên và nhà sáng lập Facebook ăn mừng sau khi thực hiện IPO thành công

Từ sau khi quyết định thực IPO, mỗi khi thị trường có nhu cầu các Công ty này sẽ phát hành thêm cổ phiếu. Đây cũng là hình thức mà các Công ty lớn sáp nhập, mua lại các Công ty nhỏ lẻ bằng việc tận dụng mua bán cổ phiếu trên thị trường. Hình thức cổ phần hóa cũng giúp nhân viên trong Công ty có thể có được một lượng cổ phần nhất định từ công ty.

3. Điều kiện và thủ tục đăng ký để chào bán cổ phiếu

Không phải Công ty nào cũng có thể đưa cổ phiếu ra thị trường mở lần đầu được mà cần đảm bảo có nguồn vốn tài chính ổn định, có uy tín, danh tiếng trong lĩnh vực kinh doanh nhất định. Tuy vậy việc đưa cổ phần lên sàn chứng khoán cũng không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi Công ty có những chiến lược cụ thể khi đưa ra một trong những quyết định có thể thay đổi toàn bộ bộ máy vận hành của Công ty.



Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện:

– Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký từ 10 tỷ VNĐ trở lên dựa trên những giá trị trên sổ kế toán.

– Hoạt động kinh doanh năm trước năm đăng ký chào bán cổ phiếu cần có lãi, không có lỗ cho đến năm đăng ký đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.

– Đưa ra phương án phát hành, sử dụng vốn thu từ đợt chào bán và được Hội đồng quản trị thông qua.

IPO là gì

Một số loại hình Công ty đặc biệt cần có:

– Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước muốn chuyển đổi thành Công ty Cổ phần kết hợp, muốn chào bán cổ phiếu cần thực hiện các bước đăng ký, chuyển đổi loại hình công ty thành công ty cổ phần theo pháp luật Nhà Nước.

– Doanh nghiệp mới thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

  • Cần làm chủ ít nhất 1 dự án đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thuộc đề án phát triển kinh tế – xã hội của các bộ, ngành.
  • Có dự án đầu tư được cấp thẩm quyền.
  • Cam kết Hội đồng quản trị, các cổ đông chịu trách nhiệm với các phương án phát hành cổ phiếu, phương án sử dụng vốn thu.
  • Được bảo lãnh phát hành bởi các tổ chức tài chính, chứng khoán.
  • Các đợt chào bán, sử dụng vốn cần được ngân hàng kiểm soát.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

  • Đăng ký chuyển thành công ty cổ phần.
  • Đăng ký chào bán cổ phiếu ra thị trường mở cho công chúng được biết.
  • Thiết lập hồ sơ chào bán cổ phiếu thông qua tư vấn của các Công ty chứng khoán.
  • Tiến hành xây dựng kế hoạch, phương án sử dụng vốn thu từ các đợt chào bán và cần đảm bảo được thông qua bởi Hội đồng quản trị.

– Những Công ty có vốn nước ngoài đã chuyển đổi thành cổ phần có thể lập hồ sơ chào bán cổ phiếu ngay lập tức.

Thủ tục xin phát hành cổ phiếu

Các Công ty, doanh nghiệp cần thực hiện hồ sơ xin đăng ký phát hành cổ phiếu cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt. Gồm các giấy tờ:

– Đơn xin phát hành.

– Bản sao công chứng giấy phép thành lập.

– Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh.

– Điều lệ Công ty.

– Nghị quyết của Đại hội cổ đông chấp thuận phát hành cổ phiếu mới.

– Bản cáo bạch chi tiết tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần nhất.

4. Phương thức chào bán IPO

Dựa trên luật chứng khoán, hình thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ được phép thực hiện thông qua các phương thức:

– Các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm báo đài, vô tuyến, Internet…

– Đấu giá kiểu Hà Lan.

– Bảo lãnh cam kết.

– Dịch vụ với trách nhiệm cao nhất.

– Mua buôn và chào bán lại.

– Tự phát hành.

5. Rủi ro của IPO

Theo các chuyên gia nhận định, việc phát hành cổ phiếu chính thức giúp Công ty gia tăng được nguồn vốn đáng kể. Tuy vậy chi phí để đưa cổ phiếu Công ty lên sàn cũng rất cao, phương án sai sót có thể khiến người đứng đầu Công ty bị mất quyền điều hành, kiểm soát kinh doanh.

– CEO, CFO, các thành viên Ban Giám Đốc cần chịu trách nhiệm nhiều hơn cho những bước đi của Công ty, đảm bảo hiểu rõ các quy định, luật pháp Chính Phủ ban hành.

– Các chi phí hành chính, thủ tục kế toán sẽ tăng lên 3-4 lần khi được niêm yết trên sàn chứng khoán. Việc phát sinh chi phí cần đảm bảo kiểm soát trước khi ảnh hưởng đến nguồn thu của Công ty.

– Các hoạt động mua bán cổ phiếu của Công ty được bị tác động, ảnh hưởng và phải thay đổi liên tục theo các chính sách của Chính Phủ, gây ra những bất lợi trong việc tính toán hướng phát triển.

– Thường xuyên phải công bố các tình hình hoạt động của các Công ty tài chính cho các cổ đông, xã hội.

– Luôn bị áp lực phải duy trì tốc độ tăng trưởng.

– Có nguy cơ dễ dàng bị mất quyền kiểm soát, mọi quyết định cần có sự chấp thuận của Hội đồng quản trị.



Vậy bạn đã hiểu rõ IPO là gì chưa? Có thể thấy IPO chính là một trong những hoạt động quan trọng của các Công ty trong quá trình chuyển đổi, cổ phần hóa và mở rộng phạm vi Công ty, đòi hỏi có sự nghiên cứu kĩ lưỡng và thống nhất từ Ban Giám đốc để có được những chính sách tốt nhất.

Sàn chứng khoán Upcom và những lợi ích khi tham gia

Thị trường chứng khoán hiện nay tại Việt Nam đã có khá nhiều bước phát triển nhất định. Trong đó điển hình là việc ra đời của những sàn chứng khoán uy tín và an toàn, tạo một thị trường chất lượng cho các nhà đầu tư yên tâm tham gia giao dịch. Sau đây là những thông tin bạn nên biết về sàn chứng khoán upcom. 

1. Sàn chứng khoán Upcom là gì?

Sàn chứng khoán Upcom có tên gọi đầy đủ là Unlisted Public Company Market và đây cũng là tên gọi của thị trường giao dịch chứng khoán dành cho các công ty đại chúng chưa niêm yết. Upcom được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Hàng hóa hiện nay trên sàn chứng khoán Upcom chủ yếu là cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi đến từ các công ty đại chúng không niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.

Sàn chứng khoán Upcom là gì?

Điều kiện để đăng ký giao dịch trên thị trường này gồm hai tiêu chí chính. Một là công ty phải là công ty đại chúng không niêm yết tãi Sở giao dịch chứng khoán, hai là chứng khoán phải được đăng ký lưu ký ở trung tâm lưu ký.

2. Phương thức giao dịch trên sàn chứng khoán Upcom

Sản chứng khoán Upcom có hai hình thức giao dịch chính, cụ thể như sau:

– Thỏa thuận điện tử: đây là phương thức giao dịch mà bên đại diện giao dịch sẽ nhập lệnh cùng các điều kiện đã xác định và lựa chọn lệnh đối ứng phù hợp với mục đích thực hiện giao dịch.

– Thỏa thuận thông thường: bên mua và bên bán tự thỏa thuận với nhau về điều kiện giao dịch. Sau đó, đại diện giao dịch nhập thông tin và hệ thống đăng ký giai dịch để xác nhận.

Khối lượng giao dịch tối thiểu trên sàn chứng khoán Upcom là 10 cổ phiếu hoặc 10 trái phiếu. Đơn vị yết giá với cổ phiếu là 100 đồng, còn với trái phiếu thì không quy định. Mệnh giá cho một cổ phiếu là 10.000 đồng và một trái phiếu là 100.000 đồng. Thời gian giao dịch từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều các ngày trong tuần.

3. Lợi ích khi tham gia sàn chứng khoán Upcom

Lợi ích khi tham gia sàn chứng khoán Upcom

Những nhà đầu tư khi tham gia giao dịch sẽ có được nhiều ưu thế, chẳng hạn như các giao dịch sẽ được thực hiện trên một hệ thống tập trung, có sự quản lý. Vì thế quyền lợi cảu các nhà đầu tư sẽ được bảo vệ theo quy định pháp luật. Thêm nữa các thông tin về chứng khoán giao dịch cũng như công ty sẽ được công bố một cách công khai, minh bạch, nhà đầu tư cũng sẽ dễ dàng tiếp cận với thông tin và từ đó đưa ra quyết định chính xác cho mình.

Sàn chứng khoán Upcom là một thị trường hiệu quả và an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin để có quyết định tốt nhất cho bản thân.

Quyền mua cổ phiếu là gì và thực hiện như thế nào?

Các công ty đang muốn phát hành bổ sung cổ phiếu sẽ ưu tiên dành quyền mua cổ phiếu cho các cổ đông. Ứng với một cổ phiếu đang nắm giữ, các cổ đông sở hữu quyền mua cổ phiếu tương ứng và đã được xác định trước. 

Quyền mua cổ phiếu là gì?

Quyền mua cổ phiếu là quyền dành cho các cổ đông mua một số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thấp hơn giá hiện hành trên thị trường của cổ phiếu đó. Công ty/tổ chức này đang muốn phát hành bổ sung cổ phiếu. Họ muốn dành đặc quyền ngắn hạn cho các cổ đông. Thời hạn thông thường từ 30 – 45 ngày.

Trong giai đoạn quyền mua chưa được thực hiện, quyền mua có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Như vậy những người không nắm giữ quyền mua thì không thể mua được cổ phiếu đó hoặc phải mua với giá hiện hành trên thị trường.

Quyền mua cổ phiếu

Số quyền mua một cổ phiếu mới dựa trên số lượng cổ phiếu mới đang chào bán và số lượng cổ phiếu hiện hành. Ví dụ công ty muốn phát hành bổ sung 1 triệu cổ phiếu mới. Trong khi số cổ phiếu đang hiện hành là 3 triệu. Khi đó có 3 triệu quyền mua được phát hành để các cổ đông mua 1 triệu cổ phiếu mới. Điều này đồng nghĩa cứ 3 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu mới.

Giá trị của quyền mua cổ phiếu

Giá trị thực sự của quyền mua được thể hiện qua số thu được khi các cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu bổ sung với giá thấp hơn giá hiện hành trên thị trường.

Ví dụ: Công ty phát hành thêm cổ phiếu bổ sung, chào bán trên thị trường với giá 50 USD. Ứng với 3 cổ phiếu hiện có tức 3 quyền mua. Các cổ đông sẽ được mua được 1 cổ phiếu với giá thấp hơn chỉ 30 USD. Vậy làm sao để có 3 quyền mua? Nhà đầu tư bắt buộc phải mua 3 cổ phiếu với giá 3 x 50 USD = 150 USD. Sau khi có 3 quyền mua, nhà đầu tư mua được 1 cổ phiếu giá chỉ 30 USD. Tổng số tiền bỏ ra của nhà đầu tư là 150 + 30 = 180 USD để có 4 cổ phiếu. Từ đó ta có được giá mới của cổ phiếu là: 180/4 = 45 USD. Vậy ta có giá của 1 quyền mua là 50 – 45 = 5 USD.

Quyền mua cổ phiếu được thực hiện như thế nào?

Quyền mua cổ phiếu

Khi tổ chức phát hành và phân phối quyền mua cổ phiếu bổ sung, các cổ đông có thể nhận quyền mua theo 3 cách:

Cách 1: Thực hiện quyền mua

Cổ đông thực hiện quyền mua bằng cách đăng ký mua cổ phiếu mới. Bắt buộc họ phải điền vào mẫu, gửi kèm tiền mua cổ phiếu cùng giấy chứng nhận quyền mua. Họ sẽ gửi tất cả hồ sơ đến đại lý bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới.

Cách 2: Không thực hiện quyền mua

Cổ đông có thể không thực hiện quyền mua cổ phiếu cho đến khi nó hết hiệu lực. Tuy nhiên, họ sẽ bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty và mất đi nhiều quyền lợi.

Cách 3: Bán quyền mua

Do quyền mua cũng được xem như chứng khoán giáo dịch. Vì vậy mà các cổ đông có thể bán chúng trên thị trường thứ cấp để thu lợi nhuận.

Trên đây là một số thông tin cơ bản để các nhà đầu tư nắm được khi tham gia đầu tư cổ phiếu, đặc biệt là bắt lấy cơ hội thực hiện quyền mua cổ phiếu khi đang còn trong thời hạn hiệu lực để được một số quyền lợi nhất định.

Những rủi ro chứng khoán không thể tránh khỏi khi đầu tư

Thị trường chứng khoán ngày càng trở nên nhộn nhịp khi càng có nhiều nhà đầu tư tham gia với các hình thức đầu tư đa dạng mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một loại hình kinh doanh nào, chứng khoán cũng có những rủi ro nhất định của nó. Sau đây là những rủi ro chứng khoán thường gặp nhất của thị trường này mà bạn nên biết.

1. Về truyền thông

Rủi ro chứng khoán

Rủi ro chứng khoán đầu tư phải nhắc tới chính là sự liên quan của truyền thông. Nếu có tác động tích cực thì tất nhiên hoạt động kinh doanh của công ty cũng như cổ phiếu của công ty này sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu có những thông tin xấu thì cổ phiếu của công ty sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn tới các nhà đầu tư cũng bị thiệt hại. Bởi lẽ, chỉ cần một thông tin không tốt thì sẽ kéo theo các phản ứng tiêu cực từ thị trường. Thậm chí nếu tình hình này không được kiểm soát thì toàn bộ nền kinh tế cũng có thể bị ảnh hưởng chứ không riêng chỉ thị trường chứng khoán.

2. Về pháp lý

Trong thực tế thì đã có một số minh chứng xác thật về mối liên hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp. Chẳng hạn như nếu Chính phủ có những chính sách hạn chế hoạt động của doanh nghiệp như các vụ kiện chống độc quyền, các loại thuế, các tiêu chuẩn mới… Tất cả đều sẽ có ảnh hưởng lớn tới hoạt dộng của doanh nghiệp và tất nhiền cả cổ phiếu nữa.

3. Về kiểm toán

Rủi ro chứng khoán

Rủi ro chứng khoán cũng có thể đến từ bên trong công ty, điển hình như khi kiểm toán viên hay các thanh tra có thẩm quyền không phát hiện kịp thời sai phạm của công ty thì sẽ kéo theo những phản ánh tiêu cựu đến từ thị trường. Điều này sẽ khiến uy tín công ty bị sụt giảm và tất nhiên giá cổ phiếu cũng sẽ giảm. Nghiêm trọng hơn còn có thể khiến công ty phá sản nữa.

4. Về đánh giá

Các doanh nghiệp thường rất coi trọng xếp hạng tín ụng vì việc này ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất mà doanh nghiệp này phải trả khi vay vốn. Với các doanh nghiệp trong thị trường chứng khoán thì có một thứ còn quan trọng hơn cả xếp hạng tín dụng, đó là đánh giá từ các nhà phân tích. Chỉ cần một sự thay đổi tiêu cực trong chỉ số đánh giá thì sẽ tác động rất nhiều tới cổ phiếu doanh nghiệp, không chỉ khiến các nhà dầu tư bị rủi ro mà ngay cả doanh nghiệp cũng sẽ bị thiệt hại.

Rủi ro chứng khoán là những điều không thể tránh khỏi trong thị trường chứng khoán, do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.

Theo Hiếu Đỗ Tổng hợp .


Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

SỰ KIỆN LÀ GÌ Trong Báo chí ?

(Up theo ý kiến tham gia của Mr Trần Tiến)

Báo chí là công cụ chính trị vừa rất quan trọng vừa rất phức tạp. Tư liệu báo chí đòi hỏi phải trải qua giai đoạn thu thập, xử lý, in ấn và phát hành. Hình thức tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung tư tưởng lớn. Đólà điều rất khó. Vấn đề ở đây là phải cân đối được tư tuởng và hình thức, chủ đề và vấn đề, sự thật và điển hình, tạo ra đuợc sự hấp dẫn từ những tư liệu đó.

V. G. Bielinxki - nhà dân chủ cách mạng Nga đã nói:Chỉ có ni dung mới đo được chân lý của tất cả các nhà thơ.

Trong báo chí, chỉ có thể thấy được giá trị của tác phẩm thông qua việc khai thác nội dung của đề tài. Uy tín của người viết và sức mạnh tác động của tác phẩm đối với công chúng được khẳng định trước hết là cội nguồn tư tưởng. Để đảm bảo được yêu cầu này, tác phẩm phải đạt được hai yếu t cơ bản: một là tính lôgíc của sự kiện (được lựa chọn từ cuộc sông thực của nhân dân), hai là tính logic về tư tưởng (thế giới quan và nhân sinh quan của người viết).

Xécgây Kônenkôp - một hoạ sĩ lớn, một nhà điêu khắc lớn cùa nhân dân Nga đã viết: “Khi không có tình cảm sâu sắc và nóng bỏng trước hiện thực cuộc sổng, người họa sĩ s tỏ ra thờ ơHiện nay quả là có nhiều vấn đề đã không được chú ý. Đ sáng tạo mỗi người cn phát huy năng lực tiên đoán, phán đoán ca mình. Nếu ai không nhận thức được thời gian mà mình đang sng,người đó s dm chân tại ch. Người hoạ sĩ đồng thời phải là nhà triết học, để không lặp lại những gì đã có mà bằng tài năng và sức lực của mình, phục vụ nhân dân”.

Đối với nhà báo thì công việc cn thiết đ xây dựng tác phẩm, trước hết là quan sát cuộc sống, chọn la và phân tích sự kiện. Khi phân tích sự kiện, cần chọn được những tình tiết đặc sắc nhất, tiêu biu nhất đ sử dụng cho tác phẩm tương lai. Đó là các sự việc. Vậy thì sự kiện và sự việc có cái gì khác nhau?

Từ điển tiếng Việt viết: “Sự kiện là sự việc có ít nhiều ý nghĩa quan trọng đã xảy ra; còn “sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác[1]. Ta có thể hiểu rằng một sự kiện có thể chứa đựng nhiều sự việc. Nghĩa là xét về mức độ có sự khác nhau nhất định. Trong quá trình nghiên cứu cần tìm ra bản chất của sự việc.

Bản chất, hiểu một cách ngắn gọn là những thuộc tính bên trong của sự vật. Khi thuộc tính đó được thể hiện ra bên ngoài gọi là hiện tượng. Thông thường trong hoạt động sáng tạo của mình, nhà báo bắt đầu tìm hiểu các sự việc riêng rẽ đến tổng thể các sự việc (sự kiện) và khám phá bản chất của chúng. Để tìm thấy bản chất của sự kiện, chắc chắn nhà báo phải nghiên cứu từng sự việc riêng lẻ. Hãy nêu một giả dụ: Khu chợ bốc cháy, thiệt hại lớn. Đó là một sự kiện. Nhưng nguyên nhân của sự kiện này chắc chắn có liên quan đến nhiều sự việc khác. Nếu chợ bị cháy vì chập điện chẳng han, có thể liên quan đến các sự việc như thỉết kế đường điện sai hoặc thi công sai, hoặc người sử dụng điện sai, hoặc kẻ nào đó có chủ mưu phá hoại. Bản chất của vấn đề nằm trong những sự việc riêng lẻ này.

Khám phá ra bản chất của sự kiện, hiện tượng để thông báo trên phương tiện truyn thông đai chúng là công việc ca nhà báo.

Như vậy là sự việc và nội dung của sự việc là cái chủ yếu, cái cơ bản nhất trong báo chí. Nó xác định phương hướng, tư tưởng và tính chất của bài báo. Nội dung là yếu tố thứ nhất, hình thức là yếu tố thứ hai.Thể loại và phong cách ngôn ngữ bài đăng là khuôn mẫu hình thức cùa tác phẩm. Hình thức bài báo phụ thuộc vào nội dung, tính chất và đặc điểm của sự việc. Căn cứ vào các yếu tố đó để tác giả lựa chọn cách trình bày bố cục. Điều này còn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo và ý đồ của tác giả. Thông báo tin tức hay đánh giá sự kiện, trình bày quan điểm thẩm mỹ cá nhân hay chế nhạo cái xấu, cái lạc hậu...

Mỗi nội dung sự việc và ý đồ tác giả khác nhau đều có nhũng hình thức thể loại phù hợp để xây dựng tác phẩm. Kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác của tư lỉệu trước khi công bố là trách nhiệm của mỗi nhà báo đối với tác phẩm của mình. Những tư liệu được công bố thiếu chính xác sẽ tạo ra loạì tin đồn nhảm, “tin vịt”. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất lòng tin của công chúng đối với nhà báo và cơ quan báo chí, đồng thời vi phạm nguyên tắc tính chân thật của báo chí và cũng là một trong những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay.

Sự việc là nhân của thông tin. Thông tin là phạm trù chính trị, là phương tiện lãnh đạo, là công cụ giáo dục và kiểm tra. Các nhà khoa học về truyền thông đã xác định như vậy. Định nghĩa này đã chỉ ra vai trò và ý nghĩa xã hội của thông tin, thấy được rằng thông tín là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, có tác dụng hình thành và hướng dẫn dư luận.

Đặt khái niệm sự việc và sự kiện thành đối tượng nghiên cứu của khoa học truyền thông tức là đặt vấn đề cho một ngành lý luận sáng tạo. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực hành báo chí đang rất quan tâm đến vấn đề này.

Theo nguồn

Nguyenbuikhiem@gmail.com

Góc nhìn trong tin - Nguyễn Vạn Phú

Trong một thời gian dài, nhiều tờ báo ở nước ta phải ra cách nhật - mỗi tuần chỉ có ba số báo nên gặp khá nhiều khó khăn trong xử lý tin. Ví dụ: một sự kiện thời sự diễn ra hôm thứ Ba, báo phát hành ngày thứ Tư sẽ tường thuật dễ dàng nhưng báo ra thứ Năm sẽ thấy khó. Không đưa tin thì không được vì đấy là sự kiện thời sự nổi bật. Đưa như tờ báo cạnh tranh ra ngày thứ Tư sẽ thua ngay một bàn và sẽ mất độc giả. Vì vậy, vấn đề góc nhìn hóa ra từng được chú ý hơn cả tại Việt Nam. Ngay cả với các báo ra cùng ngày, góc nhìn sẽ giúp phóng viên đưa tin hay hơn, độc đáo hơn đồng nghiệp, thu hút được độc giả.

Tạo cho mình góc nhìn độc đáo

Một phóng viên được cử đi dự một buổi giới thiệu sản phẩm cứ đoán chắc mẩu tin sẽ viết chỉ chiếm vài dòng. Thế nhưng không may cho anh, cùng dự buổi hôm đó có một cây bút kỳ cựu của báo bạn. Ngày hôm sau, trong khi báo của anh chỉ có vài dòng trên trang thị trường, tờ báo kia dành hẳn nửa trang cho một bài điều tra viết rất hấp dẫn về tình hình hoạt động của công ty có sản phẩm được giới thiệu. Hóa ra người phóng viên đầy kinh nghiệm đã nhận ra đây là lần giới thiệu sản phẩm đầu tiên sau khi công ty này chuyển từ hình thức liên doanh thành 100% vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ cần vài câu hỏi khéo léo, anh đã khơi đúng dòng để giám đốc công ty kể hết mọi chuyện liên quan đến quá trình xin chuyển hình thức đầu tư mà trước đây chưa báo nào khai thác được. Dự họp xong, anh gọi điện hỏi thêm đối tác cũ trong nước nay đã chia tay và có thêm những đoạn viết rất mềm mại trong một bài báo kinh tế về những tâm sự của một doanh nghiệp bị buộc phải bán lại cổ phần...

Trong một ví dụ khác, phóng viên được cử đi viết tin động thổ một nhà máy sản xuất kính xây dựng. Có lẽ đây chỉ là một tin vài chục chữ với một tấm hình là xong. Thế nhưng nhờ chú ý tìm một góc nhìn mới, phóng viên đã phát hiện ra những nghịch lý trong thuế suất nguyên liệu nhập kính và cách thức xuất hàng rồi nhập chính hàng của mình về để bán lại. Kết quả là có tin hay, còn tin động thổ nhà máy chỉ còn vài dòng ở dạng thông tin nền.

Dĩ nhiên, không phải lúc nào phóng viên cũng có thể tìm góc nhìn độc đáo nhờ những sự kiện chưa ai biết - vì nói đúng ra, đây là loại tin mang tính phát hiện. Ở những tin thông thường khác, cách tạo cho mình góc nhìn khác đồng nghiệp là thử đặt mình vào vị trí độc giả - không phải độc giả chung chung mà là của báo mình, thử hỏi xem họ quan tâm gì, họ muốn biết rõ các chi tiết nào, họ muốn nhấn mạnh khía cạnh nào. Trả lời được câu hỏi này tức là chúng ta đã có thể tạo cho mình những góc nhìn khác nhau từ cùng một sự kiện. Ở đây, yếu tố tôn chỉ, mục đích từng tờ báo đóng vai trò quan trọng trong việc chọn góc nhìn thích hợp. Chuyện các công ty lớn bán cổ phần bằng cách bán đấu giá công khai sẽ được tờ báo dành cho giới doanh nhân khai thác khác với cách đưa tin của tờ báo phát hành rộng rãi.

Trong nhiều trường hợp, góc nhìn dễ làm cho bài báo hay hơn, mang tính thuyết phục cao hơn là từ số phận con người, là tâm tư của người trong cuộc chứ không phải là cách mở bài hoa mỹ. Còn nhớ trước lúc khai trương cầu Mỹ Thuận, bài báo bắt đầu bằng một câu nói vừa mừng vừa lo của một em bé bán vé số trên các chuyến phà sắp “thất nghiệp” được nhiều người nhớ hơn cả trong một loạt bài bắt đầu bằng số liệu hay phân tích.

Không có tin chính là tin

Gặp trường hợp trưởng ban phân công phóng viên đi dự một cuộc họp báo; dự về báo lại chẳng có gì mới, chẳng có gì hay. Phóng viên có thể bị “quạt” ngay là lười suy nghĩ bởi vì bản thân chuyện một cuộc họp báo được lên lịch từ trước mà không có thông tin gì chính là tin - cần tìm hiểu nguyên nhân và viết về chính chuyện đó.

Chẳng hạn, phóng viên được cử đi dự một cuộc họp báo về việc ra mắt chi nhánh một công ty nọ. Đến nơi mới biết buổi họp báo đã bị hoãn lại. Thay vì tìm hiểu lý do, anh ta về báo là không có tin. Dĩ nhiên, anh này sẽ toát mồ hôi hột nếu ngày mai, báo bạn có tin về những trục trặc của công ty nói trên vì phóng viên báo bạn đã nán lại tìm hiểu lý do hoãn ra mắt, từ đó có tin riêng của mình.

Đối với những phóng viên có kinh nghiệm, góc nhìn giúp họ biến một câu nói bâng quơ, một mẩu thông tin rời thành tin hấp dẫn. Đọc kỹ tin trên các báo, chúng ta sẽ thấy phần lớn tin hay rơi vào trường hợp này. Chẳng hạn, đang ngồi dự hội nghị chung với nhiều doanh nghiệp, đến giờ giải lao, bỗng giám đốc một công ty may mặc nói: “Công ty X chơi trội thiệt, thuê nguyên một chiếc Boeing để giao hàng”. Với hai lỗ tai luôn dỏng lên hóng tin, câu nói này sẽ dẫn phóng viên đến với chuyện doanh nghiệp chạy sốt vó để giao hàng trước lúc bị nước nhập khẩu khóa sổ vì hết hạn ngạch...

Có lần một nhà báo lớn tuổi nói đùa: “Bí đề tài ư? Cứ lấy một xấp danh thiếp, xóc như xóc bài rồi chọn một tấm bất kỳ, sẽ tìm ra đề tài mà viết cho coi”. Đây chỉ là một cách nói đùa nhưng không phải không có lý; từ bất kỳ một mối quan hệ nào đó, trò chuyện một chốc, người nhạy bén với góc nhìn sẽ tìm ra một chi tiết, một sự kiện có thể làm thành tin. Nói chuyện với ông giám đốc một công ty chứng khoán, nghe ông than không tuyển ra người làm môi giới chứng khoán, chúng ta có thể từ đó viết một bài hay về đề tài “nghề môi giới chứng khoán: anh là ai?” chẳng hạn.

Kỉên trì mới có góc nhìn

Đọc tin trên các tờ báo ngày, đôi lúc chúng ta xuýt xoa phóng viên này, phóng viên kia giỏi thật, biết nhìn ra những điều báo khác không để ý. Điều này không phải ngày một ngày hai mà xây dựng được. Người phóng viên phải dùng thời gian tập sự của mình để xây dựng cho mình mạng lưới thông tin, tìm hiểu tường tận lĩnh vực được phân công, theo dõi và liên tục cập nhật thông tin liên quan đến lĩnh vực đó. Để rồi sẽ có một ngày, bất kỳ động thái nào mới trong lĩnh vực của mình sẽ trởthành tin cho mình và mình hoàn toàn chủ động tìm góc nhìn thích hợp nhất trong thời điểm đó.

Một phép thử để biết phóng viên đã sẵn sàng chưa là tập viết tin từ các thông tư, nghị định, luật... Nếu từ hàng chục trang tài liệu, phóng viên nào biết chọn ngay chi tiết nào để giới thiệu cho người đọc của báo mình, người đó đã có thể viết tin từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Nên nhớ phần lớn tin là do người khác chuẩn bị sẵn cho minh, từ các dạng thông cáo báo chí do các công ty giao tế đối ngoại soạn sẵn đến những công trình nghiên cứu được công bố. Góc nhìn sẽ giúp chúng ta quyết định: ai sẽ hưởng lợi từ thông tin này, ai bị hại vì chuyện đó. Nếu đó là người chủ động đưa tin thì tin không có gì quan trọng lắm. Nhưng nếu đó là quần chúng rộng rãi, là người đọc của tờ báo mình thì cần đào sâu vì ắt nó sẽ là tin hay.

Những phóng viên viết tin hay, tin mang tính phát hiện, có góc nhìn độc đáo là những phóng viên biết dỏng tai lên, phát hiện chuyện lạ trong hàng chuỗi thông tin diễn ra hàng ngày. Nhưng quan trọng hơn hết, góc nhìn đó suy cho cùng có phục vụ được lợi ích của người đọc hay chỉ thỏa mãn sự tò mò của họ theo kiểu viết báo giật gân là một cân nhắc cũng phải tính đến./.

Nguồn khiêm Nguyễn

Cách viết một thông cáo báo chí

Một thông cáo báo chí là một tuyên bố bằng văn bản cho các phương tiện truyền thông. Họ có thể công bố một loạt các mục tin tức, bao gồm các sự kiện theo lịch trình, chương trình khuyến mãi nhân, giải thưởng, sản phẩm và dịch vụ mới, những thành tích bán hàng, vv Họ cũng có thể được sử dụng trong việc tạo ra một câu chuyện. Phóng viên có nhiều khả năng để xem xét một ý tưởng câu chuyện nếu lần đầu tiên họ nhận được một thông cáo báo chí. Nó là một công cụ cơ bản của công việc PR, mà bất cứ ai sẵn sàng để sử dụng định dạng thích hợp có thể sử dụng. Chúng tôi sẽ cho bạn thấy làm thế nào.

1. Viết tiêu đề .

Nó cần phải ngắn gọn, rõ ràng và điểm: một phiên bản siêu nhỏ gọn của điểm quan trọng của thông cáo báo chí. Rất nhiều chuyên gia PR khuyên bạn nên viết tiêu đề của bạn ở cuối, sau khi phần còn lại của việc phát hành được viết. Nếu bạn làm theo hướng dẫn đó, tiếp tục quay trở lại để viết tiêu đề một khi phần còn lại được thực hiện.

- Khẳng định đây là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất. Xem mà các công trình như thế nào? Bây giờ bạn muốn biết thêm chi tiết! Tiêu đề tin tức phát hành nên có một "cài đặt đơn giản" để thu hút các nhà báo, cũng giống như một tiêu đề báo chí là có nghĩa là để lấy độc giả. Nó có thể mô tả các thành tựu mới nhất của một tổ chức, đáng đưa tin một sự kiện gần đây, một sản phẩm mới hoặc dịch vụ.

- Tiêu đề bằng văn bản in đậm! Một tiêu đề táo bạo cũng thường sử dụng cỡ chữ lớn hơn so với các bản sao cơ thể. Phát hành các tiêu đề báo chí thông thường sử dụng thì hiện tại và không bao gôm "a" và "the", cũng như các hình thức của động từ "là" trong những hoàn cảnh nhất định.

- Từ đầu tiên hoa. Cũng như tất cả các danh từ riêng. Hầu hết các từ tiêu đề xuất hiện trong chữ thường, mặc dù sử dụng một "cổ phiếu nhỏ" cách điệu kiểu font chữ có thể tạo ra một cái nhìn đồ họa tin tức hấp dẫn và cảm nhận. Không tận dụng mỗi từ.

- Trích xuất từ khóa quan trọng. Phương pháp đơn giản nhất để tạo ra các tiêu đề thông cáo báo chí là để trích xuất các từ khóa quan trọng nhất từ ​​thông cáo báo chí của bạn. Từ những từ khóa này, hãy thử khung một tuyên bố hợp lý và sự chú ý nhận được. Sử dụng từ khoá sẽ cung cấp cho bạn khả năng hiển thị tốt hơn trong công cụ tìm kiếm, và nó sẽ được đơn giản cho các nhà báo và độc giả để có được những ý tưởng về nội dung thông cáo báo chí. Nhìn vào các hành động trong bước đầu tiên này, và nhận thấy như thế nào mỗi một trong số họ có thể là một thông cáo báo chí tiêu đề.

2. Viết phần thân bài thông cáo:

Thông cáo báo chí cần phải được viết như bạn muốn nó xuất hiện trong một câu chuyện tin tức. Và hãy nhớ điều này: hầu hết các nhà báo có rất bận rộn, và không có thời gian để nghiên cứu công bố của công ty bạn lớn, rất nhiều những gì bạn viết thông cáo báo chí của bạn sẽ được những gì các nhà báo sử dụng trong writeup của họ về sự kiện lớn của bạn. Bất cứ điều gì bạn muốn họ nói, đây là nơi mà bạn đặt nó.

- Bắt đầu với ngày tháng và thành phố trong thông cáo báo chí có nguồn gốc. Thành phố này có thể được bỏ qua nếu nó sẽ được khó hiểu, ví dụ nếu bản phát hành được viết bằng New Yorkvề các sự kiện trong bộ phận Chicago của công ty.

- Việc phát hành bản sao báo chí cơ thể nhỏ gọn. Tránh sử dụng các câu và đoạn văn rất dài. Tránh lặp lại và sử dụng quá nhiều ngôn ngữ và biệt ngữ ưa thích. Phấn đấu để đơn giản, và không có chữ lãng phí.

- Đoạn đầu tiên (2-3 câu) nên tổng hợp các thông cáo báo chí, và các nội dung bổ sung phải xây dựng nó. Trong một thế giới có nhịp độ nhanh, không phải nhà báo, cũng như các độc giả khác, sẽ đọc toàn bộ thông cáo báo chí nếu bắt đầu của bài viết không tạo ra lợi ích.

- Đối phó với các sự kiện thực tế các sự kiện, các sản phẩm, dịch vụ, con người, mục tiêu, mục tiêu, kế hoạch, dự án. Cố gắng cung cấp sử dụng tối đa các sự kiện cụ thể. Một phương pháp đơn giản để viết một thông cáo báo chí hiệu quả là làm cho một danh sách các giải thích sau đây: Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao và như thế nào.

3. Giao tiếp "5 W" (+ H) rõ ràng.

Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao và làm thế nào nên nói đọc tất cả mọi thứ họ cần biết. Xem xét các danh sách kiểm tra trong bối cảnh các điểm dưới đây, bằng cách sử dụng các ví dụ trên để tạo ra thông cáo báo chí của chúng tôi:

§     Này là ai?

§     Những tin tức thực tế là gì? Khi thực hiện điều này xảy ra? Ngày mai.

§     Thực hiện điều này xảy ra? Trong tất cả các thị trường lớn, ngày mai.

§     Tại sao điều này là tin tức? Nó được viết bởi tác giả nổi tiếng,

§     Điều này xảy ra như thế nào? Sự kiện này chính là một cuốn sách ký tại Chicago, tiếp theo là một tour du lịch cuốn sách cho tất cả các khu vực đô thị lớn.

- Với những điều cơ bản quy định, điền vào các khoảng trống với thông tin về những người, các sản phẩm, mặt hàng, ngày, tháng, và những thứ khác liên quan đến tin tức.

- Nếu công ty của bạn không phải là chủ đề chính của tin tức, nhưng là nguồn gốc của thông cáo báo chí, làm cho nó rõ ràng trong cơ thể.

- Giữ nó ngắn và cho điểm. Chiều dài của một thông cáo báo chí nên không quá ba trang. Nếu bạn đang gửi một bản sao cứng, các văn bản cần được gấp đôi khoảng cách.

- Càng có nhiều thông tin có giá trị, bạn thực hiện các bản sao thông cáo báo chí, thì tốt hơn cơ hội của nó đang được lựa chọn bởi một nhà báo để báo cáo. Tìm hiểu những gì đáng đưa tin "có nghĩa là một thị trường nhất định và sử dụng kiến ​​thức này để hook các biên tập viên hay phóng viên.

4. Bao gồm thông tin về công ty.

Khi một nhà báo chọn thông cáo báo chí của bạn cho một câu chuyện, người đó một cách hợp lý sẽ phải đề cập đến các công ty trong các bài báo. Các nhà báo sau đó có thể nhận được thông tin của công ty từ phần này.

- Tiêu đề cho phần này - Giới thiệu về Khiêm Nguyễn

- Sau khi tiêu đề, sử dụng một hoặc hai đoạn văn mô tả công ty của bạn với 5 hoặc 6 dòng. Các văn bản phải mô tả công ty của bạn, kinh doanh cốt lõi của nó và chính sách kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã chuyên nghiệp bằng văn bản tài liệu quảng cáo, thuyết trình, kế hoạch kinh doanh, vv Đó là văn bản giới thiệu có thể được đặt ở đây.

- Vào cuối của phần này, trỏ đến trang web của bạn. Các liên kết nên là URL chính xác và đầy đủ mà không có bất kỳ nhúng do đó, ngay cả khi trang này được in, liên kết sẽ được in như nó là. Đối với ví dụ: http://www.solitary2009.blogspot.com , Click vàođây để truy cập vào các trang web.

- Các công ty duy trì một trang phương tiện truyền thông riêng biệt trên trang web của họ phải trỏ đến URL đó ở đây. Một trang phương tiện truyền thông thường có thông tin liên lạc và bộ dụng cụ báo chí.

5. Buộc nó lại với nhau. Cung cấp liên kết thêm một số thông tin hỗ trợ thông cáo báo chí của bạn

6. Thêm thông tin liên lạc. Nếu thông cáo báo chí của bạn là thực sự đáng đưa tin, các nhà báo chắc chắn sẽ có thêm thông tin hoặc muốn phỏng vấn những người chủ chốt liên kết với nó.

- Nếu bạn cảm thấy thoải mái với ý tưởng để cho những người quan trọng của bạn được liên lạc trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông, bạn có thể cung cấp các chi tiết liên lạc của họ trên trang thông cáo báo chí chính nó. Ví dụ, trong trường hợp của một số đổi mới, bạn có thể cung cấp các thông tin liên lạc của các kỹ thuật của bạn hoặc nhóm nghiên cứu cho các phương tiện truyền thông.

- Nếu không, bạn phải cung cấp các chi tiết của các phương tiện truyền thông của bạn / bộ phận PR trong phần "Contact". Nếu bạn không có đội ngũ chuyên cho chức năng này, bạn phải chỉ định ai đó sẽ hoạt động như một liên kết giữa các phương tiện truyền thông và những người bạn.

- Các chi tiết liên lạc phải được hạn chế và chỉ cụ thể cho việc phát hành báo chí hiện hành. Các chi tiết liên lạc phải bao gồm:

§         Tên chính thức của công ty

§         Tên chính thức của phương tiện truyền thông bộ phận và người liên lạc

§         Địa chỉ văn phòng

§         Điện thoại và số fax với mã số quốc gia / thành phố thích hợp và số mở rộng

§         Số điện thoại di động (tùy chọn)

§         Timings sẵn có

§         Địa chỉ email

§         Địa chỉ trang web.

7. Nếu có thể, bao gồm một liên kết đến một bản sao trực tuyến của việc phát hành. Nó là tốt thực hành để giữ một bản ghi của tất cả các thông cáo báo chí của bạn nằm trên trang web của riêng bạn. Điều này có thể làm cho việc cung cấp một liên kết dễ dàng hơn để sản xuất, cũng như giữ một kỷ lục cho mục đích lịch sử.

8. Báo hiệu kết thúc của thông cáo báo chí với những biểu tượng, tập trung trực tiếp bên dưới dòng cuối cùng của việc phát hành. Đây là một tiêu chuẩn báo chí./.

Nguồn: http://www.writePress-Release