Pages

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

TOP BUSINESS 500: CHƯƠNG TRÌNH PHỎNG VẤN 500 CHỦ DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG

Top business 500 là chương trình khảo sát và nghe chia sẻ về thành công trong kinh doanh dựa theo các tiêu chí gần giống với Fortune500 của Mỹ.

Chương trình sẽ lọc ra các chủ doanh nghiệp, các cá nhân thành công để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.

Theo ban tổ chức cho biết, mỗi doanh nghiệp đều có quan niệm thành công khác nhau, mục đích của việc khảo sát và chia sẻ là để làm sao có con đường thành công ngắn nhất để từ đó có những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sau này, và nếu có gặp phải vấn đề thì cách nào để họ vực dậy nhanh chóng, vượt qua khó khăn, nếu có thất bại thì có cách nào để làm lại.

Cứ 2 năm đầu hoạt động thì có 80% công ty phá sản và theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - KH&ĐT) vừa báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2017.

Theo đó, số doanh nghiệp (DN) phá sản 2 tháng đầu năm tăng gần 15% so với cùng kỳ và số DN tạm ngừng hoạt động rất lớn, gần 16.400 DN. Cụ thể, số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong 2 tháng đầu năm 2017 là 2.500 DN, tăng 15%; số DN tạm ngừng hoạt động là gần 16.400 DN, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số DN phá sản, ngừng hoạt động là khoảng 18.900 DN, tương đương mỗi tháng có hơn 9.400 DN, mỗi ngày hơn 315 DN phá sản và ngừng hoạt động.

Tại hội nghị “đồng hành cùng doanh nghiệp” năm 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì

 Một doanh nghiệp có 3 kiến nghị dành cho Chính phủ. Thứ nhất là để tận dụng được làn sóng FDI thời gian gần đây, chúng ta cần quan tâm đến yếu tố môi trường, vấn đề liên kết của doanh nghiệp Việt, với doanh nghiệp FDI. Chúng ta cũng thấy rằng một đất nước muốn phát triển, không thể chỉ dựa vào lợi thế của nhân công giá rẻ, chúng ta cần xây dựng chiến lược trọng tâm về những ngành trọng tâm mũi nhọn mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần đầu tư công nghệ để có thể phát triển, cạnh tranh bền vững.

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực, chúng ta cần đẩy mạnh cải cách giáo dục, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để có thể nâng cao chất lượng giáo dục, áp dụng công nghệ vào trong phổ biến giáo dục, cộng thêm với việc đưa tiếng Anh vào một số môn học. Khuyến khích sự phản biện và sáng tạo trong giáo dục. Cải cách giáo dục sẽ nâng năng suất lao động của người Việt Nam lên rất nhanh.

Hiện nay, chúng ta đang rất quyết liệt trong quá trình gia nhập TPP. Hiện nay chúng ta vẫn chưa biết tương lai của TPP như thế nào, tuy nhiên Chính phủ đã có những cam kết về TPP. Chúng tôi vẫn kiến nghị rằng những cải cách này sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sắp tới.

Nhìn vào Việt Nam hiện nay là một đất nước có sự phát triển tốt cộng thêm những chính sách rất quyết liệt của Chính phủ, cộng thêm làn sóng FDI vào Việt Nam tạo ra cơ hội rất lớn cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, chúng ta nhìn thấy một số doanh nghiệp Việt Nam có phần ‘hụt hơi’ trong quá trình cạnh tranh với doanh nghiệp FDI, vậy thì làm sao để chúng ta tăng tính cạnh tranh lên. Một đất nước chỉ có thể phát triển bền vững khi có những doanh nghiệp nội cũng phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Để có thể phát triển, tồn tại trong tương lai, theo tôi, doanh nghiệp Việt cần thật sự cải cách, nâng cao giá trị cạnh tranh, đầu tư vào công nghệ để phát triển bền vững, nâng cao kỹ năng quản trị, áp dụng khoa học công nghệ, tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI. Đây là những bài toán của doanh nghiệp Việt có thể phát triển bền vững.

Cuối cùng, Việt Nam đang có lợi thế rất lớn so với các nước trong khu vực, dựa vào nhân công giá rẻ, cộng thêm làn sóng FDI vào Việt Nam. Đây chính là “cơ hội vàng” của Việt Nam để có thể tiến hành cải cách đất nước. Tôi rất hy vọng Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách để đưa Việt Nam trở thành một con hổ mới của Châu Á

Điều kiện để tham gia chương trình các công ty phải đáp ứng về mặt doanh thu, lợi nhuận, qui mô, thương hiệu, tầm ảnh hưởng cá nhân trong xã hội, và nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

Top business 500 là chương trình phi lợi nhuận và thực hiện trên phạm vi cả nước, dưới sự đồng tài trợ của công ty DDGroup, công ty di trú ICIS Việt Nam,…. Ngoài ra, chương trình cũng nhận được sự hợp tác và hỗ trợ từ CLB Doanh nhân Bizco, CLB DN họ Đỗ VN, BMWClub, Câu lạc bộ doanh nhân 2030, Câu lạc bộ doanh nhân Sài Gòn, Hội DN Quận 2, TPHCM, Wlin và BNI, các báo đài trong và ngoài nước

Biên tập chương trình: Ông Đỗ Nhân cùng học viện MBA Academy(mbaacademy.info) thực hiện.

Mọi chi tiết quý vị xin vui lòng đăng ký tại website: www.topbusiness500.com hoặc email về: topbusiness500@gmail.com để nhận 500 phần quà trị giá 5.000.000 triệu đồng từ chương trình khi tham gia.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét