Pages

Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?

'Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến', Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình...

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"

Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng...

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định...

CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'

Chia sẻ cùng chúng tôi doanh nhân Đỗ Văn Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp – nhấn mạnh vào mấu chốt sự thành công trong đầu tư BĐS...

Trưởng phòng không lương.

Đánh liều xin việc vào các cơ quan với “cam kết làm việc không lương nếu không có hiệu quả” Hiếu nghĩ, “Khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh là kinh doanh trực tuyến, hoặc kinh doanh dịch vụ, như môi giới bất động sản, chứng khoán...”.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Bán Nhà Đường Phạm Văn Đồng Phường 13, Quận Bình Thạnh

Bán Nhà Đường Phạm Văn Đồng Phường 13, Quận Bình Thạnh

⚡⚡⚡⚡. 💓💓Bán Nhà Đường Phạm Văn Đồng💓💓. ⚡⚡⚡⚡

🎆Số 353/37/1 Đường Phạm Văn Đồng, phường 13 quận BÌNH THẠNH.

🎆Diện tích đất: 60m2

🎆Diện tích xây dựng 120m2.

🎆Đường rộng 10m2 ô tô vào tới nhà, trước nhà để được xe hơi khoản 5 chiếc

🎆Câu trúc: một trệt một lầu, thiết kế dạng cao cấp, sang trọng, không gian thoải mái nhất.

🔐Nhà đẹp mới xây đảm bảo giá tốt nhất khu vực, nếu nhà đầu tư thì mua đảm bảo lời 300 đến 500tr trong vòng 5 hoặc 6 tháng, chắc ở tuyệt vời vì trước nhà rất thoáng và đẹp

🎆Quy hoạch chính quy ngay tại khu dân cư hiện hữu, an ninh 24/24. 



🎆Với vị trí đắc địa nằm ngay trên đường Phạm Văn Đồng, lớn và đẹp nhất Hồ Chí Minh,cách sân bay 5 phút đi xe, Cách Trung tâm quận 1 ( chợ bến thành) 3km. xứng đáng là nơi An Cư lý tưởng, góp phần vun đắp hạnh phúc gia đình và là tổ ấm bình yên mà mỗi người tìm về.







🎆Với phương châm “KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI THÂN – LẤY CHỮ TÍN ĐỂ LÀM VIỆC, LẤY CHỮ TÂM ĐỂ PHỤC VỤ”  chúng tôi luôn cam kết mang lại những sản  phẩm, những giá trị tốt nhất cho khách hàng của mình, cam kết  sẽ đem đến cho bạn những lời tư vấn, các giải pháp tối ưu nhằm giúp bạn chọn cho mình một sản phẩm tốt nhất.

CHÚNG TÔI KHÔNG CHỈ CHO BẠN MỘT CĂN NHÀ ĐỂ Ở,CHÚNG TÔI CÒN TRAO CHO BAN MỘT NƠI AN CƯ TUYỆT VỜI

🎆Với Giá bán 3.3 tỷ có thương lượng chút đỉnh nếu mua nhanh

🎆LH 0984504912 Mr. Đỗ chủ nhà
🎆Phí môi giới 1 phần trăm cho người giới thiệu

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

TOP BUSINESS 500: CHƯƠNG TRÌNH PHỎNG VẤN 500 CHỦ DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG

Top business 500 là chương trình khảo sát và nghe chia sẻ về thành công trong kinh doanh dựa theo các tiêu chí gần giống với Fortune500 của Mỹ.

Chương trình sẽ lọc ra các chủ doanh nghiệp, các cá nhân thành công để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.

Theo ban tổ chức cho biết, mỗi doanh nghiệp đều có quan niệm thành công khác nhau, mục đích của việc khảo sát và chia sẻ là để làm sao có con đường thành công ngắn nhất để từ đó có những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sau này, và nếu có gặp phải vấn đề thì cách nào để họ vực dậy nhanh chóng, vượt qua khó khăn, nếu có thất bại thì có cách nào để làm lại.

Cứ 2 năm đầu hoạt động thì có 80% công ty phá sản và theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - KH&ĐT) vừa báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2017.

Theo đó, số doanh nghiệp (DN) phá sản 2 tháng đầu năm tăng gần 15% so với cùng kỳ và số DN tạm ngừng hoạt động rất lớn, gần 16.400 DN. Cụ thể, số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong 2 tháng đầu năm 2017 là 2.500 DN, tăng 15%; số DN tạm ngừng hoạt động là gần 16.400 DN, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng số DN phá sản, ngừng hoạt động là khoảng 18.900 DN, tương đương mỗi tháng có hơn 9.400 DN, mỗi ngày hơn 315 DN phá sản và ngừng hoạt động.

Tại hội nghị “đồng hành cùng doanh nghiệp” năm 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì

 Một doanh nghiệp có 3 kiến nghị dành cho Chính phủ. Thứ nhất là để tận dụng được làn sóng FDI thời gian gần đây, chúng ta cần quan tâm đến yếu tố môi trường, vấn đề liên kết của doanh nghiệp Việt, với doanh nghiệp FDI. Chúng ta cũng thấy rằng một đất nước muốn phát triển, không thể chỉ dựa vào lợi thế của nhân công giá rẻ, chúng ta cần xây dựng chiến lược trọng tâm về những ngành trọng tâm mũi nhọn mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần đầu tư công nghệ để có thể phát triển, cạnh tranh bền vững.

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực, chúng ta cần đẩy mạnh cải cách giáo dục, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để có thể nâng cao chất lượng giáo dục, áp dụng công nghệ vào trong phổ biến giáo dục, cộng thêm với việc đưa tiếng Anh vào một số môn học. Khuyến khích sự phản biện và sáng tạo trong giáo dục. Cải cách giáo dục sẽ nâng năng suất lao động của người Việt Nam lên rất nhanh.

Hiện nay, chúng ta đang rất quyết liệt trong quá trình gia nhập TPP. Hiện nay chúng ta vẫn chưa biết tương lai của TPP như thế nào, tuy nhiên Chính phủ đã có những cam kết về TPP. Chúng tôi vẫn kiến nghị rằng những cải cách này sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sắp tới.

Nhìn vào Việt Nam hiện nay là một đất nước có sự phát triển tốt cộng thêm những chính sách rất quyết liệt của Chính phủ, cộng thêm làn sóng FDI vào Việt Nam tạo ra cơ hội rất lớn cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, chúng ta nhìn thấy một số doanh nghiệp Việt Nam có phần ‘hụt hơi’ trong quá trình cạnh tranh với doanh nghiệp FDI, vậy thì làm sao để chúng ta tăng tính cạnh tranh lên. Một đất nước chỉ có thể phát triển bền vững khi có những doanh nghiệp nội cũng phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Để có thể phát triển, tồn tại trong tương lai, theo tôi, doanh nghiệp Việt cần thật sự cải cách, nâng cao giá trị cạnh tranh, đầu tư vào công nghệ để phát triển bền vững, nâng cao kỹ năng quản trị, áp dụng khoa học công nghệ, tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI. Đây là những bài toán của doanh nghiệp Việt có thể phát triển bền vững.

Cuối cùng, Việt Nam đang có lợi thế rất lớn so với các nước trong khu vực, dựa vào nhân công giá rẻ, cộng thêm làn sóng FDI vào Việt Nam. Đây chính là “cơ hội vàng” của Việt Nam để có thể tiến hành cải cách đất nước. Tôi rất hy vọng Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách để đưa Việt Nam trở thành một con hổ mới của Châu Á

Điều kiện để tham gia chương trình các công ty phải đáp ứng về mặt doanh thu, lợi nhuận, qui mô, thương hiệu, tầm ảnh hưởng cá nhân trong xã hội, và nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

Top business 500 là chương trình phi lợi nhuận và thực hiện trên phạm vi cả nước, dưới sự đồng tài trợ của công ty DDGroup, công ty di trú ICIS Việt Nam,…. Ngoài ra, chương trình cũng nhận được sự hợp tác và hỗ trợ từ CLB Doanh nhân Bizco, CLB DN họ Đỗ VN, BMWClub, Câu lạc bộ doanh nhân 2030, Câu lạc bộ doanh nhân Sài Gòn, Hội DN Quận 2, TPHCM, Wlin và BNI, các báo đài trong và ngoài nước

Biên tập chương trình: Ông Đỗ Nhân cùng học viện MBA Academy(mbaacademy.info) thực hiện.

Mọi chi tiết quý vị xin vui lòng đăng ký tại website: www.topbusiness500.com hoặc email về: topbusiness500@gmail.com để nhận 500 phần quà trị giá 5.000.000 triệu đồng từ chương trình khi tham gia.

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Bảy thói quen của người thành đạt - cách rèn luyện giúp bạn Chinh phục số phận Thay đổi thói quen


Tóm tắt


Cuốn sách Bảy thói quen của người thành đạt giới thiệu tới người đọc những thói quen tạo nên sự khác biệt của những người có khả năng xử lý các vấn đề quanh mình một cách đặc biệt hiệu quả. Tác giả tin rằng những người có được cuộc sống thành đạt và trọn vẹn không coi vị thế độc lập cá nhân là mục tiêu theo đuổi cuối cùng, mà họ luôn hướng tới khả năng điều chỉnh bản thân mình từ bên trong với những nguyên tắc phổ quát, ví như lòng trung thực và tính chính trực.

Ai nên đọc cuốn sách này?

Những ai quan tâm đến vấn đề phát triển cá nhân và tự quản lý bản thânNhững ai đã nghe nói về “Bảy thói quen” và muốn tìm hiểu thêm về điều này.

Về tác giả

Stephen Covey (1932-2012) là một tác giả người Mỹ, một chuyên gia cố vấn, đồng thời là giảng viên đại học. Bên cạnh các cuốn sách thuộc chủ đề về kỹ năng tự khích lệ và tu thân, Covey cũng viết nhiều bài về chủ đề tôn giáo. Bảy thói quen của người thành đạt là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Để thay đổi, điều bạn phải nhắm tới là tính cách, chứ không phải hành vi của mình.

Nói chung, có hai con đường để trau dồi bản thân và thay đổi cuộc đời của mình. Có một cách là nhắm tới các kỹ năng cần thiết cho một hành vi mong kỳ vọng nào đó; ví như học các kỹ năng giao tiếp hay các phương pháp quản lý thời gian.

Một cách khác, bạn có thể chọn một con đường vòng, xa xôi hơn, bằng việc đào sâu thêm một chút và nỗ lực trau dồi chính tính cách của mình: đó là những thói quen nền tảng và các hệ niềm tin giúp xây dựng nên thế giới quan của bạn.

Cách tiếp cận đầu tiên là một nỗ lực hiệu quả nhằm đi tắt đến thành công: trở nên giàu có mà không lao động, hay đạt được những thăng tiến cá nhân mà không cần trải qua những bước phát triển thực sự.

Thực ra thì sự phát triển cá nhân không thể đạt được bằng đường tắt. Trên con đường dẫn tới nấc thang thành đạt thực sự, bạn sẽ chẳng thể nhảy cóc chút nào, dù là một bước nhỏ.

Điều này quả thật đúng đắn với những môn thể hiện tài năng như tennis hay chơi đàn piano, và cũng hết sức đúng đắn với tiến trình phát triển xúc cảm của con người, cũng như phát triển tính cách của họ.

Nếu bạn thực sự muốn thay đổi, bạn cần phải thực hiện “thay đổi từ bên trong”. Chỉ khi bạn đã thay đổi chính mình một cách mạnh mẽ, bạn mới có thể bắt đầu thay đổi thế giới quanh mình. Giả như bạn muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, trước hết chính bạn phải trở thành một người tích cực hơn đã.

Nếu bạn muốn được nhìn nhận là một người đáng tin cậy, sẽ chẳng tốt đẹp gì khi bạn chỉ cố gắng nâng cao kỹ năng giao tiếp – thay vào đó, điều bạn cần phải làm là nỗ lực để bản thân mình thực sự trở thành một người đáng tin cậy.

Để thay đổi, điều bạn phải nhắm tới là tính cách, chứ không phải hành vi của mình.

Nỗ lực phát triển tính cách đòi hỏi việc điều chỉnh mô thức cá nhân theo những nguyên tắc phổ quát.

Các mô thức là những khối lắp ghép cho tính cách của ta. Chúng là những nguyên tắc nền tảng – là lăng kính mà qua đó ta nhìn ra thế giới.

Nhận thức của chúng ta không phải là một thực tại khách quan, mà là cách diễn giải chủ quan có nhuốm màu sắc của lăng kính mô thức ta đang mang.

Những thói quen tạo nên phần lớn các hành động của chúng ta chính là kết quả trực tiếp của các mô thức này.

Bởi đó là cốt lõi tính cách của chúng ta, các mô thức là chìa khóa dẫn tới bất kỳ thay đổi nào. Nếu bạn muốn thay đổi bản thân mình, trước hết bạn phải thay đổi các nguyên tắc nền tảng. Chỉ bằng cách này ta mới có thể thay đổi thực tại chủ quan của ta, và nhờ đó thay đổi hành vi.

Bạn cũng cần nhận thức rõ các mô thức của chính mình. Nếu bạn muốn vượt qua những thói quen thâm căn cố đế, như tính chần chừ, tính tự coi mình là trung tâm, hay tính thiếu kiên nhẫn, trước hết bạn phải nhận ra nguyên tắc nền tảng tạo nên thói quen đó.

Nếu bạn muốn vươn tới sự thành đạt thực sự, sẽ rất hữu ích khi bạn điều chỉnh các mô thức cá nhân với những nguyên tắc phổ quát có tính bao trùm hơn – chính là những giá trị như công bằng, trung thực và chính trực.

Bởi đa số mọi người đều đồng ý với những nguyên tắc trên, ta có thể xem chúng như quy luật tự nhiên mang tính trường tồn vĩnh cửu, gần như là thước đo chuẩn mực mà ta có thể dùng để đo lường các giá trị của mình.

Có thể đánh giá hành vi con người dựa vào các nguyên tắc phổ quát này. Khi khả năng điều chỉnh hành vi bản thân theo những nguyên tắc đó càng tốt, chúng ta càng có thể hòa nhập vào thế giới quanh mình một cách hiệu quả hơn.

Và bởi hành vi của chúng ta được tạo nên trực tiếp bởi các nguyên tắc nền tảng cá nhân của mình, ta có thể nói:

Nỗ lực phát triển tính cách đòi hỏi việc điều chỉnh mô thức cá nhân theo những nguyên tắc phổ quát.

“Hãy mài sắc lưỡi cưa” nếu bạn còn muốn cưa tiếp.

Nếu bạn bỏ ra cả ngày chỉ để ngồi miệt mài kéo cưa mà chưa bao giờ tìm được một khoảng thời gian cho việc mài lưỡi cưa đó thì có lẽ về căn bản bạn đang làm việc gì đó sai phương cách.

Quan tâm chăm sóc các nguồn lực thiết yếu là điều không thể bỏ qua nếu bạn muốn giữ hiệu quả lâu bền: có thể coi những nguồn lực đó chính là lực lượng nhân viên của bạn.

Xét về khía cạnh này, tính chủ động là thiết yếu và được áp dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Nói đơn giản thế này. Để có một hình thể cân đối, bạn phải thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh và tránh căng thẳng quá mức. Và để có một đời sống tinh thần khỏe mạnh, bạn nên cố gắng hết sức để đọc nhiều cuốn sách bổ ích, sắp xếp thời gian để viết lách một chút – như viết thư hay nhật ký – và chủ động lên kế hoạch cho tương lai của mình theo những mục tiêu dài hạn.

Có một việc nữa cũng hết sức quan trọng đối với bạn, đó là biết chăm sóc cho đời sống xã hội/ xúc cảm của mình bằng cách thiết lập các mối quan hệ tích cực nhiều nhất có thể và đừng bao giờ lơ là nhu cầu giao thiệp xã hội của mình.

Đời sống tinh thần cũng góp phần đáng kể vào sự thành công lâu bền: có thể là cầu nguyện hay thiền định, nhưng cũng có thể là việc thường xuyên đối chiếu với các quy tắc và giá trị của chính mình và chủ động hành động theo các quy tắc và giá trị này.

Điều quan trọng nhất là bạn nên để tâm dành thời gian để lấy lại sức và nạp lại năng lượng. Hầu hết mọi người đều kêu ca rằng họ chẳng lấy đâu ra thời gian cho việc đó. Tuy nhiên, về lâu dài, khoảng thời gian bạn dành ra cho nó sẽ đem lại vô số lợi ích về hiệu suất làm việc cũng như tâm thái sảng khoái.

Lối tư duy này được áp dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nơi cần đến vai trò của tính hiệu quả: các doanh nghiệp không phải chỉ cần quan tâm đến sản phẩm mà mình muốn sản xuất, mà còn phải nghĩ tới lợi ích của những người thực hiện sản xuất (trong trường hợp này, chính là đội ngũ nhân viên).

“Hãy mài sắc lưỡi cưa” nếu bạn còn muốn cưa tiếp.

“Luôn chủ động” và hãy làm chủ số phận của mình.

Trong mỗi chúng ta đều tồn tại một nhu cầu cơ bản của con người, đó là mong muốn có sức ảnh hưởng đến thế giới xung quanh, hay nói cách khác, là có tính chủ động.

Điểm này phân biệt con người với những loài động vật khác: loài vật chỉ đơn thuần phản ứng theo cách chúng đã được lập trình sẵn. Mỗi tác nhân kích thích bên ngoài sẽ dẫn tới một phản ứng nhất định nào đó. Ngược lại, con người chúng ta lại có khả năng “tự lập trình”. Chúng ta có năng lực suy nghĩ sau khi tiếp nhận tác nhân kích thích và trước khi phản ứng. Khả năng tự thoát khỏi chính mình, đưa ý thức lên để tự soi rọi bản thân và quan sát các hành động của mình giúp ta chủ động quyết định cách thức ta phản ứng lại với những tác động bên ngoài. Một ví dụ nổi bật về khả năng chủ động đích thực là Viktor Frankl, người có khả năng duy trì sự tự chủ cảm xúc của bản thân trong suốt thời gian ông bị nhốt trong các trại tập trung của Hitler, trong đó có trại tử thần Auschwitz. Nói một cách đơn giản, ông quyết không cho phép những kẻ tra tấn có cơ hội kiểm soát những cảm xúc sâu thẳm trong nội tâm của ông. Ngược lại, rất nhiều người không hề chủ động trong cuộc sống, mà sống theo lối phản ứng phản xạ. Họ chỉ biết phản ứng tức thì với ngoại cảnh và những hành vi hay cảm xúc của họ đều phụ thuộc vào những điều đang diễn ra quanh họ. Vì lẽ ấy, tâm trạng họ có thể đặc biệt hứng khởi chỉ đơn giản vì thời tiết thật đẹp.

Trong khi đó, những người chủ động sẽ tự quyết định “tình hình thời tiết” cho tâm trạng của chính mình. Họ được thúc đẩy bởi những giá trị bên trong và dám đảm đương trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình. Chính những quyết định cá nhân chi phối hành vi của họ, và họ không chấp nhận bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất qua ngôn từ: những người sống theo lối phản ứng phản xạ đổ toàn bộ trách nhiệm cho số phận của mình vào ngoại cảnh. Họ hay nói những câu kiểu “Chẳng phải lỗi của tôi,” hay “Tôi chẳng thể kiểm soát đươc vấn đề đó.”

Ngược lại, những người chủ động biết làm chủ số phận của mình: những gì họ quyết định trong quá khứ đã tạo nên chính con người họ ngày hôm nay. Họ thường nói những điều như “Tôi đã quyết định sẽ…” hay “Hãy cùng thử xem và tìm ra cách giải quyết vấn đề này.”

“Luôn chủ động” và hãy làm chủ số phận của mình.

“Hãy bắt đầu từ một mục tiêu đã được xác định” – nếu muốn đạt được điều gì đó, bạn cần lập những mục tiêu dài hạn và một bản tuyên ngôn sứ mệnh.

Có nhiều người theo đuổi những mục tiêu vô nghĩa, bởi họ quan tâm đến đạt hiệu suất cao nhiều hơn làm việc hiệu quả.

Có hiệu suất cao là đạt được lượng công việc hoàn thành tối đa trong một khoản thời gian tối thiểu, và điều đó thật vô nghĩa nếu bạn không biết vì sao mình làm công việc đó. Việc không nhận thức được điều gì là thực sự cốt yếu quan trọng với mình cũng chẳng khác gì việc cặm cụi leo lên chiếc thang bị bắc lên nhầm bức tường.

Hãy tưởng tượng một nhóm thợ dùng dao rựa để phát quang đường rừng. Họ chỉ là những người thợ, chỉ biết việc rèn luyện sức khỏe và kỹ năng để chặt nhiều cây nhất trong một thời gian ngắn nhất, họ là những người có hiệu suất cao. Vậy ai là người làm việc hiệu quả? Đó có lẽ là một anh chàng leo lên một ngọn cây cao nhất, quan sát toàn bộ và thét lên: “Anh em ơi, chặt nhầm cánh rừng mất rồi!”

Để tránh tình trạng này, trước hết cần suy nghĩ sáng tỏ về những mục tiêu dài hạn của bạn. Nhằm làm được việc đó, có thể tự hỏi mình những câu hỏi cho “lễ tang tưởng tượng” như:

Tôi muốn mọi người nói về tôi như thế nào trong lễ tang của tôi?Tôi muốn được nhớ đến như một người thế nào?Tôi muốn được mọi người nhớ đến vì điều gì?

Một người hiểu rõ về các mục tiêu lớn và dài hạn của chính mình sẽ có khả năng kiên định hướng tới chúng trong mỗi việc họ làm.

Do vậy tự mình thảo ra một bản tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân là một cách thức vô cùng hiệu quả. Trong bản tuyên ngôn này, bạn sẽ viết ra những quan điểm sống của chính mình: các giá trị cốt lõi và những nguyên tắc mà bạn tin tưởng, và những mục tiêu lớn lao hơn nữa mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống.

Bản tuyên ngôn sứ mệnh có thể được hiểu như “hiến pháp” cá nhân, một hệ tiêu chuẩn được thiết lập nhằm đo lường và đánh giá mọi việc. Có được một chiếc la bàn như vậy, bạn sẽ cảm nhận định hướng rõ ràng và cũng cảm thấy vững tin hơn.

“Hãy bắt đầu từ một mục tiêu” – nếu muốn đạt được điều gì đó, bạn cần lập những mục tiêu dài hạn và một bản tuyên ngôn sứ mệnh.

Để đạt được mục tiêu, ngay trước khi làm điều gì, bạn cần hình dung ra kết quả của mỗi hành động một cách rõ ràng nhất.

Trên thực tế mọi hành động đều được thực hiện hai lần: lần đầu là khi ta hình dung ra hành động đó trong như một kịch bản trong tâm thức, và lần thứ hai là khi ta thật sự thực hiện nó.

Kịch bản trong tâm thức càng sáng rõ và sống động bao nhiêu thì kết quả thực hiện càng thuận lợi bấy nhiêu.

Bởi vậy hãy luôn nhớ hai điều đặc biệt quan trọng sau:

Trước hết, bạn phải luôn nhận thức được rõ những mục tiêu dài hạn của mình cũng như những giá trị và tiêu chuẩn, nhờ đó bạn có thể bám sát vào những điều đó trong mọi hành động của mình. Bạn luôn phải biết chính xác mình đang hướng tới mục đích gì.

Bởi nếu bạn không biết được mình đang nhắm tới điều gì, bạn sẽ dễ dàng trở thành con tốt đen thụ động trong ván cờ của người khác.

Thứ hai, bạn cần xây dựng một kịch bản hết sức sống động trong tâm thức của mình về điều bạn sắp làm: một kịch bản đặt ra chính xác điều bạn muốn đạt được. Khi đã giương cung lên, cần hình dung ra xem mình sắp làm thế nào để có thể bắn trúng hồng tâm.

Phương pháp hình dung này thực sự hiệu quả trong mọi tình huống. Có thể lấy ví dụ về các vận động viên hàng đầu, họ luôn được rèn luyện kỹ càng về việc hình dung cách mình rời điểm xuất phát, hoàn thành xuất sắc thành tích thi đấu và giành vị trí vô địch.

Nguyên tắc này cũng được áp dụng tại công sở. Trước hết bạn cần một kịch bản trong tâm trí, một kịch bản có thể sẽ được chuyển tải thành hành động cụ thể. Như một câu ngạn ngữ có nói: “Thà rằng phải hỏi hai lần còn hơn một lần lạc lối.” Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn đầu tư thời gian cho việc tiên liệu trước hành động và hình dung ra kết quả mong muốn, thay vì chỉ cắm đầu cắm cổ làm mà không suy nghĩ.

Để đạt được mục tiêu, ngay trước khi làm điều gì, bạn cần hình dung ra kết quả của mỗi hành động một cách rõ ràng nhất.

Nếu bạn muốn thực sự là người thành đạt, hãyluôn “Ưu tiên cho điều quan trọng nhất”

Nếu bạn muốn giữ thế chủ động nhằm kiểm soát mọi tình hình ngoại cảnh mà bạn phải

đối mặt trong cuộc sống, bạn cần phải giữ một mục tiêu rõ ràng, bạn cũng cần những thói quen tốt để  giúp bạn đưa mục tiêu thành hành động. Một sứ mệnh hay viễn cảnh chỉ có thể biến thành hiện thực khi bạn thực sự sống cùng nó ngày qua ngày.

Điều này yêu cầu một khả năng quản lý thời gian. Hầu hết các kỹ năng quản lý thời gian đều chỉ hữu dụng trong việc nâng cao hiệu suất làm việc, nhưng không cải thiện tính hiệu quả. Ngoài ra, các kỹ năng này thường xuyên tạo ra tình trạng căng thẳng cho các mối quan hệ, và về lâu dài lại mang tính cản trở.

Trong hầu hết các tình huống, chỉ cần ghi nhớ câu châm ngôn nho nhỏ này là đủ: “Ưu tiên cho điều quan trọng nhất.”  

Ưu tiên cho điều quan trọng nhất nghĩa là biết sắp đặt việc nào là việc cần được giải quyết trước tiên và gạt những việc ít quan trọng hơn sang một bên để giải quyết sau.

Làm sao để ta biết điều gì là quan trọng? Những điều quan trọng là những điều đưa ta tiến gần hơn đến những mục tiêu cuối cùng của mình, và là những điều nhất quán với bản tuyên ngôn sứ mệnh của mình – thể hiện những giá trị và nguyên tắc của bản thân.

Theo đó điều quan trọng này sẽ không bao gồm vô số những vấn đề vụn vặt cấp bách mà hàng ngày ta phải đối mặt. Mà ngược lại, những điều quan trọng là những kế hoạch và nhiệm vụ có vẻ không mang tính cấp bách, nhưng lại tạo nên viễn kiến lớn lao hơn cũng như đem lại những ảnh hưởng đáng kể về lâu dài.

Để có thể dành thời gian và tâm trí cho những nhiệm vụ quan trọng cốt yếu, bạn phải học cách chấp nhận hay từ chối đúng lúc. Khi có ai đó đề nghị ta làm một việc, ngay cả khi trong lòng ta có một ngọn lửa thôi thúc ta chấp nhận, vẫn nên giữ cho mình khả năng từ chối nếu việc đó không đóng góp gì vào việc đạt được những mục tiêu lâu dài của bản thân.

Nếu bạn muốn thực sự hiệu quả, hãy luôn “Ưu tiên cho điều quan trọng nhất.”

“Tư duy cùng thắng” để đồng thời vừa có được miếng bánh của mình vừa xây dựng được các mối quan hệ lâu bền.

Từ bản năng tự nhiên, hầu hết mọi người đều hình thành trong mình mô hình“thắng – thua”. Họ cho rằng mọi tình huống đều là một trận đấu, và những người khác đều là địch thủ trong trận chiến giành miếng bánh lớn nhất. Tuy nhiên, đa số các tình huống trong cuộc sống không nhất thiết phải là một trận đấu. Thường thì ai cũng có thể có miếng bánh cho mình, và mọi sự thậm chí còn tốt đẹp hơn cho tất cả nếu mọi người cùng đi theo giải pháp “cùng thắng”.

Điều tệ nhất của tâm lý “thắng – thua” là khi hai con người cùng có tâm lý này phải đối mặt với nhau, nguy cơ cao là sự việc sẽ đi đến kết cục “cùng thua”. Đôi bên đều thua cả, trong khi đó thì chú chó lại được xơi cả chiếc bánh bị rơi toẹt xuống sàn trong cuộc cãi vã. Hơn nữa, rõ ràng việc xây dựng một mối quan hệ tích cực giữa hai con người luôn đối chọi với nhau quả thực là bất khả thi. Ngược lại, lối tư duy “cùng thắng” đem lại vô số lợi ích, một trong số đó là khả năng xây dựng được vô vàn những mối quan hệ tích cực với nhiều người khác. Bởi khả năng xây dựng các quan hệ tốt đẹp với mọi người quả là một món tài sản quý giá và là nền tảng cho sự thành đạt thực sự.

Tâm lý cùng thắng là cách tư duy luôn cố gắng tìm ra một giải pháp mà mọi người đều mong muốn. Nó đòi hỏi sự thay đổi tư duy từ chỗ “Tôi muốn chắc chắn rằng tôi sẽ có phần bánh của mình” sang “Rồi sẽ có đủ bánh cho tất cả mọi người cả thôi”.

Điều này có nghĩa rằng cần phải tiếp tục giao tiếp và thương lượng cho đến khi tìm ra một giải pháp mà mọi người đều mong đợi. Thực sự đây không phải một nhiệm vụ dễ dàng, đòi hỏi cần có cả sự tinh tế lẫn tính nhẫn nại.

Tuy nhiên, kết quả đem lại sẽ là một mối quan hệ tích cực lâu bên và tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau, mang đến lợi ích cho tất cả mọi người.

“Tư duy cùng thắng” để đồng thời vừa có được miếng bánh của mình vừa xây dựng được các mối quan hệ lâu bền.

Tạo lập các mối quan hệ ổn định với người khác chính là đầu tư vào các tài khoản tình cảm.

Có thể coi mỗi mối quan hệ giống như một tài khoản ngân hàng – đó là tài khoản tình cảm, cho phép ghi nhận lại chính xác mỗi một người nào đó đã đầu tư vào bao nhiêu.

Số dư tài khoản càng lớn, độ tin tưởng giữa các bên càng cao.

Xét trên cách tiếp cận này, bạn nên cố gắng có khoản gửi vào thường xuyên và hạn chế hết sức việc rút ra từ tài khoản.

Có thể lấy ví dụ về một khoản gửi như việc tìm ra phương án cùng thắng, việc giữ lời hứa, hoặc thực sự lắng nghe ai đó bằng sự đồng cảm.

Ngược lại, một khoản rút ra có thể là một phương án thắng – thua, không giữ lời hứa, hay việc “lắng nghe qua quít”.

Một khi bạn đã đạt được số dư tối đa trong tài khoản tình cảm của mình, bạn cần cố gắng thấu hiểu những nhu cầu cũng như bản tuyên ngôn sứ mệnh của người khác, để đầu tư vào đó.

Điều đó lý giải vì sao, trong cuộc sống hàng ngày, việc giữ lời hứa là cực kỳ quan trọng, cũng như sự nhã nhặn và tinh tế thậm chí với những vấn đề nhỏ nhặt nhất, và trên tất cả, hãy luôn là một người trung thành.

Nếu bạn có lỡ rút một khoản từ tài khoản tình cảm, bạn cần xin lỗi một cách chân thành. Ai trong chúng ta cũng đều lấy làm hạnh phúc khi có thể tha thứ cho một người mắc lỗi biết ăn năn. Bởi vậy, việc đánh thức lòng can đảm để thừa nhận rằng mình đã sai sẽ luôn là việc đáng làm.

Tạo lập các mối quan hệ ổn định với người khác chính là đầu tư vào các tài khoản tình cảm.

Nếu bạn muốn có thể ảnh hưởng đến người khác, “Hãy cố gắng thấu hiểu người khác trước khi mong người khác hiểu mình”

Nếu bạn gặp một ông bác sỹ nhanh nhẩu đưa ra chẩn đoán trước khi thực sự lắng nghe bệnh nhân trình bày, liệu bạn tin tưởng được ông này bao nhiêu phần trăm?

Chuyện gì xảy ra nếu một bác sỹ nhãn khoa thản nhiên đưa kính của mình cho bạn và bảo: “Kính đó ngon lành lắm, có nó tôi nhìn cái gì cũng rõ cả.” Liệu bạn có nhìn được rõ như ông bác sỹ không?

Dù cho hầu hết chúng ta đều phê phán kiểu hành vi này, nhưng thực ra trong cuộc sống thường nhật, chính chúng ta thường mắc những hành vi tương tự, cụ thể hơn là trong đối thoại với người khác. Chúng ta thường không lắng nghe, và thay vào đó lại bật ra phản ứng một cách tức thì. Chúng ta có xu hướng áp đặt cái nhìn của mình cho người khác và tìm kiếm những phương án mà chúng ta có thể “kê toa”.

Nhìn chung, những lời khuyên kiểu này hiếm khi được tiếp thu, bởi con người ta thường chỉ tin tưởng vào đánh giá của người khác nếu ta cảm thấy họ thực sự thấu hiểu hoàn cảnh của ta.

Nếu bạn muốn điều tốt cho mọi người, và muốn được tôn trọng với như một người biết lắng nghe và một quân sư, bạn cần phải phát triển cho mình kỹ năng lắng nghe một cách đồng cảm.

Tự bản thân mô thức đòi hỏi một sự thay đổi: không còn là “Tôi lắng nghe để tôi có thể đưa ra lời khuyên” nữa, mà phải là “Tôi lắng nghe để tôi có thể thực sự thấu hiểu người đang ngồi cạnh tôi.”

Lắng nghe một cách đồng cảm có nghĩa là lắng nghe chủ động: lặp lại với người kia những điều họ vừa nói bằng chính ngôn từ của bạn, lặp lại những cảm xúc của họ và giúp họ sắp xếp các cung bậc suy nghĩ của chính mình.

Ban đầu bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức để đạt được kỹ năng này, nhưng rồi bạn sẽ nhận lại được những phần thưởng vô cùng quý báu. Nếu bạn học cách lắng nghe một cách đồng cảm thực sự, bạn sẽ nhận ra rằng rất nhiều người đã rất sẵn sàng để mở lòng và tiếp thu ý kiến cũng như lời khuyên của bạn. Đơn thuần là họ chỉ đang chờ đợi một người biết lắng nghe thực sự để có thể mở cánh của lòng mình.

Nếu bạn muốn có thể ảnh hưởng đến người khác, “Hãy cố gắng thấu hiểu người khác trước khi mong người khác hiểu mình.”

“Hãy đồng tâm hiệp lực” bằng cách đối xử với người khác với sự cởi mở và tôn trọng.

Chúng ta có thể thấy khắp nơi trong tự nhiên những ví dụ về sự đồng tâm hiệp lực. Kết quả mà sự đồng tâm hiệp lực mang lại vượt xa rất nhiều so với tổng kết quả của những cá nhân đơn lẻ.

Người thực sự thành đạt sẽ biết cách vận dụng nguyên tắc này trong cuộc sống cũng như trong công việc. Đồng tâm hiệp lực với người khác nghĩa là tôn trọng sự khác biệt và sống cởi mở với mọi người. Mỗi người trong chúng ta đều có lăng kính cá nhân của riêng  mình. Mỗi người trong chúng ta đều có những thế mạnh nào đó. Và bằng cách sử dụng những nguồn lực được chia sẻ, chúng ta có thể bù đắp được những điểm yếu cá nhân.

Đạt được điều này có nghĩa là vượt qua nhu cầu của bạn về một trật tự cố định và tính an toàn, và cũng có nghĩa là bắt đầu nhìn nhận những quan hệ tương hỗ của bạn với người khác như một cuộc phiêu lưu thú vị. Bạn nên coi kết quả của cuộc phiêu lưu này là hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của mình, và đón nhận nó bằng sự cởi mở trọn vẹn. Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân phải có sự tự tin đáng kể ở bản thân, cũng như niềm tin sắt đá rằng sức mạnh kết hợp đem lại từ sự đồng tâm hiệp lực của các bên sẽ đem lại những điều gì đó lớn lao, tốt đẹp hơn nhiều lần so với việc một cá nhân tạo ra. Khi con người ta thực sự đồng tâm hiệp lực, họ sẽ biết lắng nghe lẫn nhau, biết đặt mình vào vị trí của người khác và biết tận dụng những đóng góp của người khác như một đòn bẩy để tạo nên điều vĩ đại.

Để có được bầu không khí cộng tác và tin tưởng này, các cá nhân trong một nhóm phải thực sự chín chắn, sẵn lòng đối xử với nhau đầy tôn trọng và đầu tư vào các mối quan hệ công việc của mình.

Thực ra kết quả gần như không thể đoán trước, làm việc đồng tâm hiệp lực cũng có thể dễ dẫn đến rối loạn. Nhưng bạn không được để điều này làm chùn bước. Ngược lại, bạn phải tập trung vào thực tế rằng, cuối cùng bạn sẽ đạt được một thành quả mà một cá nhân sẽ không thể nào đạt được.

“Hãy đồng tâm hiệp lực” bằng cách đối xử với người khác với sự cởi mở và tôn trọng.

Tóm tắt cuối

Thông điệp chính của cuốn sách này:

Thực sự thành đạt có nghĩa là hiểu rõ về điều mình muốn đạt được, và chủ động đưa các mục tiêu vào hành động. Điều này sẽ đạt được hiệu quả nhất bằng cách cố gắng đồng tâm hiệp lực với người khác, đầu tư vào các mối quan hệ lâu dài và duy trì lối sống cân bằng.

Cuốn sách này đem lại câu trả lời cho các câu hỏi sau:

Bằng cách nào bạn có thể tạo nên những thay đổi lâu dài đối với bản thân và duy trì hiệu quả cao trong dài hạn?

Để thay đổi, bạn phải hướng tới tính cách của mình, chứ không phải hành vi.Phát triển tính cách bao gồm việc điều chỉnh các mô thức cá nhân phù hợp với các nguyên tắc phổ quát.“Hãy mài sắc lưỡi cưa” nếu bạn còn muốn cưa tiếp.

Bằng cách nào bạn có thể đạt được những điều vĩ đại và xây dựng thế giới quanh mình một cách hiệu quả?

“Hãy chủ động” và làm chủ số phận của mình.“Hãy bắt đầu từ mục tiêu xác định” – nếu bạn muốn đạt được điều gì đó, bạn cần những mục tiêu dài hạn và một bản tuyên ngôn sứ mệnh cá nhân.Để đạt được các mục tiêu, bạn cần phải hình dung hệ quả của mỗi hành động một cách hết sức sống động trước khi thực hiện hành động đó.Nếu bạn muốn thực sự thành đạt, hãy luôn ghi nhớ “Ưu tiên cho những điều quan trọng nhất.”

Bằng cách nào bạn có thể kết hợp và đồng tâm hiệp lực thành công với người khác?

“Tư duy cùng thắng” giúp bạn đồng thời vừa có được miếng bánh cho mình, vừa có thể xây dựng những mối quan hệ lâu dài.Tạo lập các mối quan hệ ổn định với người khác cũng như đầu tư vào các tài khoản tình cảm.Nếu bạn muốn có thể ảnh hưởng đến người khác, “Hãy cố gắng thấu hiểu người khác trước khi mong người khác hiểu mình”.“Hãy đồng tâm hiệp lực” bằng cách đối xử với người khác với sự cởi mở và tôn trọng.

Phương pháp làm giàu nhanh nhất được Minh chứng và ứng dụng thành công trên hàng tỷ người mỗi năm

Quy trình làm giàu đã được chứng Minh trên toàn cầu là cách giàu nhanh nhất

Để trở nên giàu có, trước hết chúng ta cần có một khát khao giàu có mãnh liệt, và thực hiện những bước sau đây để biến khát khao đó thành sự thật:

Bước 1: Xác định số tiền mà chúng ta muốn có. Chú ý là số tiền phải được xác định chính xác thì mới có ý nghĩa.

Bước 2: Xác định chính xác những gì chúng ta phải “hy sinh”: thời gian, công sức, những đầu tư khác… để có được số tiền trên.

Bước 3: Thiết lập thời gian cụ thể để đạt được khoản tiền đó.

Bước 4: Lập kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện, và bắt tay vào thực hiện ngay, không chần chừ vì bất cứ lý do nào.

Bước 5: Viết một tuyên bố ngắn gọn mô tả 4 bước trên.

Bước 6: Đọc tuyên bố này thật to trước khi đi ngủ và ngay sau khi thức dậy. Khi đọc hãy hình dung, cảm nhận và tin tưởng rằng chúng ta đang sở hữu số tiền đó.

“Nếu chúng ta không sở hữu số tiền này bằng trí tưởng tượng thì số tiền này cũng khó mà nằm trong tài khoản ngân hàng của chúng ta”.

Nấc thang thứ hai: Niềm tin

Niềm tin là một trạng thái của nhận thức, được hình thành bằng việc khẳng định những suy nghĩ lặp đi lặp lại trong tiềm thức thông qua nguyên tắc tự động nhắc – hay còn gọi là tự ám thị.

Mặc dù rất khó để xây dựng, nhưng niềm tin là điều tối cần thiết để thành công.

Niềm tin biến những rung động của ý nghĩ thành sức mạnh tinh thần, và giúp chúng ta khai thác trí tuệ vô hạn vốn tiềm ẩn trong mỗi con người. Niềm tin là thuốc giải hiệu quả đối với thứ độc dược mang tên thất bại.

Những bí quyết xây dựng niềm tin:

- Tự tin năng lực của mình trong việc chinh phục mục tiêu, kiên trì và thực hiện những hành động để đi tới thành công

- Nhận biết rằng những suy nghĩ sẽ ảnh hưởng tới hành động, và do đó mỗi ngày sẽ tập trung 30 phút vào việc suy nghĩ về con người mà chúng ta muốn trở thành.

- Sử dụng 10 phút hằng ngày để xây dựng sự tự tin.

- Viết rõ ràng mục đích chính xác trong cuộc đời của chúng ta.

Cam kết sẽ làm theo lẽ phải và công bằng, không làm gì đi ngược lại lợi ích chính đáng của mọi người xung quanh. Trí tưởng tượng và niềm tin của Charles M.Schwab chính là nhân tố cốt lõi cho sự ra đời thành công của tập đoàn thép hùng mạnh và giàu có hàng đầu nước Mỹ.

Nấc thang thứ ba: Tự ám thị

Tự ám thị nói về sự tự nhắc lại và tự kích thích nhận thức thông qua năm giác quan. Tiềm thức của chúng ta giống như một khu vườn màu mỡ. Nếu chúng ta xao lãng, không kiểm soát thì những hạt giống xấu – những ý nghĩ tiêu cực, thất bại sẽ mọc um tùm. Nếu chúng ta biết kiểm soát và sử dụng đúng, thì tự ám thị sẽ gieo những hạt giống tốt – những suy nghĩ tích cực.

Mục tiêu của tự ám thị là xây dựng tiềm thức cho thành công. Bước thứ sáu của khát khao yêu cầu chúng ta đọc một tuyên bố của bản thân hai lần mỗi ngày. Khi làm như vậy, chúng ta gắn khát khao vào tiềm thức và xây dựng niềm tin.

Nhưng nếu chúng ta đọc những tuyên bố cá nhân của mình mà không có một cảm xúc nào đi kèm, thì sẽ không đem lại kết quả vì tiềm thức chỉ chấp nhận những suy nghĩ có cảm xúc mà chúng ta tin tưởng. Do vậy, những suy nghĩ, những ngôn từ của chúng ta dùng trong ám thị phải có cảm xúc và niềm tin thì mới có thể tác động, tạo ảnh hưởng lên tiềm thức.

Chúng ta cần tập trung cao độ khi thực hiện tự ám thị. Khi đọc lại tuyên bố khát khao của cá nhân, chúng ta cần phải tập trung suy nghĩ và tưởng tượng chính xác số tiền mà chúng ta khát khao muốn sở hữu.

Cách để thực hiện tự ám thị hiệu quả: Ở một mình tại nơi yên tĩnh, chẳng hạn như trên giường vào ban đêm, nhắm mắt lại và lớn tiếng lặp lại tuyên bố về số tiền mà chúng ta khao khát có. Hãy hình dung là chúng ta đang sở hữu và sử dụng số tiền đó. Dán bản tuyên bố đó nơi chúng ta có thể thấy và đọc vào mỗi buổi sáng và buổi tối cho đến khi thuộc lòng.

Nấc thang thứ tư: Kiến thức chuyên ngành

Kiến thức tổng quát và những gì được dạy một cách chính thống không giúp chúng ta làm giàu. Những người giàu có là những người biết tổ chức, sử dụng kiến thức của mình để xây dựng những kế hoạch hành động thực tế, và hướng đến những mục đích rõ ràng.

Henry Ford là một người không có nhiều kiến thức tổng quát, nhưng không có nghĩa là ông ngu dốt như một tờ báo ở Chicago đã phỉ báng ông. Trong phiên toà kiện tờ báo, ông đã không trả lời được những câu hỏi chi tiết về kiến thức tổng quát do tờ báo đưa ra. Ông cho rằng ông không cần thiết phải tự trả lời, những người làm việc cho ông – giỏi về kiến thức tổng quát – có thể trả lời những câu hỏi này. Ông đã thắng phiên toà này. Ông đã chứng minh rằng kiến thức của một người không đo bằng những gì họ biết mà đo bằng khả năng tìm những câu trả lời.

Để có khả năng biến khát khao thành tiền, chúng ta cần có kiến thức chuyên ngành về dịch vụ, hang hoá, hoặc nghề nghiệp mà chúng ta định hướng sẽ làm để đạt sự giàu có.

Khi đã xác định kiến thức cần tiếp thu, chúng ta cần tiến hành tiếp thu từ những nguồn sau: học vấn và kinh nghiệm của cá nhân chúng ta; tri thức và kinh nghiệm của những người khác, đặc biệt là Nhóm Trí Tuệ (gồm những người trí tuệ mà chúng ta thành lập trong tưởng tưng); các trường đại học, trung học; thư viện, những khoá huấn luyện chuyên ngành.

Nấc thang thứ năm: Trí tưởng tượng

Trí tưởng tượng chắp cánh cho khát khao, và cũng là công cụ trong việc tạo ra các kế hoạch để thành công. Những thành tựu to lớn mà loài người đã đạt được giúp chúng ta khẳng định rằng chúng ta hầu như có thể thực hiện được những gì chúng ta tưởng tượng ra.

Có hai hình thức của trí tưởng tượng: trí tưởng tượng tổng hợp và trí tưởng tượng sáng tạo.

Trí tưởng tượng tổng hợp dựa vào kinh nghiệm, kiến thức, và quan sát của chúng ta. Nó giúp chúng ta sắp xếp những khái niệm, ý tưởng, hay kế hoạch.

Trí tưởng tượng sáng tạo giúp chúng ta khám phá ra sức mạnh của trí tuệ vô hạn. Trí tưởng tượng sáng tạo chỉ được kích hoạt những khi nhận thức của chúng ta hoạt động với tốc độ cao, chẳng hạn như khi nó được kích thích bởi một khát khao cháy bỏng.

Thương hiệu Coca-Cola – thương hiệu hàng đầu và đắt giá nhất thế giới – được sinh ra từ một ý tưởng, một công thức đặc biệt mà Asa Candler đã sáng tạo ra. Chính trí tưởng tượng tuyệt vời của ông đã biến chiếc nồi cũ trị giá 500 đô la Mỹ thành những nhà máy tuyển dụng hàng triệu người và chế tạo ra hàng tỷ chai nước giải khát Coca-Cola được tiêu thụ khắp thế giới.

Chính nhờ trí tưởng tượng mà Tu sĩ – Tiến Sĩ Frank W.Gunsaulus đã nhận được 1 triệu đô la tài trợ từ ông Philip D.Armour để xây dựng trường Đại học Công nghệ Armour.

Cũng nhờ trí tưởng tượng của ông Andrew Carnegie và khát khao của tác giả mà cuốn sách “Nghĩ giàu và làm giàu” đã được ra đời, giúp cho hàng triệu người đạt được ước mơ giàu có.

Nấc thang thứ sáu: Lập kế hoạch

Quá trình làm giàu bắt đầu với khát khao cháy bỏng, với sự tưởng tượng, và cuối cùng được thể hiện qua việc lập kế hoạch.

Các bước để phát triển một kế hoạch:

- Thành lập một Nhóm Trí Tuệ gồm những người cần thiết để giúp chúng ta thực hiện kế hoạch.
- Xác định những lợi ích – có thể không phải bằng tiền – chúng ta đem lại cho các thành viên của nhóm.
- Gặp gỡ các thành viên của nhóm ít nhất 1 tuần 2 lần cho đến khi chúng ta xây dựng được kế hoạch cụ thể.
- Tạo mối quan hệ tốt giữa các thành viên của nhóm.

Chúng ta có thể tự lập kế hoạch, nhưng những chi tiết và kế hoạch cần phải được kiểm tra và nhận được sự chấp nhận của các thành viên trong Nhóm Trí Tuệ.

Nếu kế hoạch đầu tiên thất bại thì chúng ta phải thay thế nó bằng một kế hoạch khác, và sẵn sàng thay thế kế hoạch mới cho đến khi thành công.

Thomas Edison đã thất bại 10.000 lần trước khi ông hoàn thiện việc phát minh bóng đèn. Edison đã không thất bại, ông chỉ thất bại tạm thời cho đến khi thành công. Chúng ta phải biết chấp nhận những thất bại tạm thời và chỉnh sửa kế hoạch hành động cho đến khi thành công.

Lãnh đạo và thừa lệnh là 2 kiểu người khác nhau. Những người lãnh đạo nhận được thu nhập cao hơn nhiều lần so với những người thừa lệnh. Nếu là người thừa lệnh, chúng ta hãy là người thừa lệnh thông minh, để có cơ hội học hỏi từ những nhà lãnh đạo của mình.

Các phẩm chất của nhà lãnh đạo thành công: lòng dũng cảm, tự kiểm soát, công bằng, quyết đoán, có kế hoạch cụ thể, thói quen làm nhiều hơn thu nhập nhận được, tính cách dễ gần, cảm thông và thấu hiểu, nắm vững các chi tiết, sẵn lòng chịu mọi trách nhiệm, hợp tác.

Những sai lầm dẫn đến thất bại của các nhà lãnh đạo: không có khả năng tổ chức sắp xếp các chi tiết; không sẵn lòng đảm trách những việc “khiêm tốn”; kỳ vọng được nhận thu nhập dựa trên những gì họ biết chứ không phải những gì họ làm dựa trên sự hiểu biết đó; sợ hãi, lo lắng từ sự cạnh tranh của cấp dưới; thiếu trí tưởng tượng; ích kỷ, chỉ lo cho bản thân; thiếu khả năng kiềm chế; không chung thuỷ, trung thành; nhấn mạnh đến quyền hạn của người lãnh đạo, nhấn mạnh đến chức vụ.

Nâng cao chỉ số QQS. Để quảng bá cá nhân hiệu quả, chúng ta phải nâng cao chỉ số QQS – chất lượng dịch vụ (Quality of Servic), số lượng dịch vụ (Quanlity of Service) và tinh thần làm việc (Spirit of Service).

Chất lượng dịch vụ là sự hoàn thiện đến từng chi tiết liên quan tới công việc của chúng ta với tinh thần không ngừng làm tốt hơn.

Số lượng dịch vụ là thói quen mở rộng và thực hiện các công việc với kỹ năng ngày càng hoàn hảo.

Tinh thần làm việc là thói quen làm việc một cách hoà hợp và hợp tác tốt với đồng nghiệp, đối tác.

Nấc thang thứ bảy: Quyết đoán

Một trong những lý do hàng đầu khiến mọi người thất bại là sự do dự, trì hoãn. Để thành công, chúng ta phải quyết đoán trong việc đưa ra quyết định và hành động. Đa số những người giàu có ra quyết định nhanh và nếu có thay đổi thì khá chậm. Những người không giàu có thường quyết định chậm, nhưng khi thay đổi quyết định thì nhanh chóng và thường xuyên.

Những nhà lãnh đạo quyết đoán ra quyết định một cách nhanh chóng và chắc chắn vì họ biết rõ mục đích của mình. Và nhờ tính quyết đoán, thông thường họ sẽ đạt được mục đích của mình.

Nấc thang thứ tám: Kiên trì

Kiên trì, bền chí là một nhân tố cần thiết trong quá trình biến khát khao, mong muốn thành những thành quả hiện thực. Chính sức mạnh ý chí cùng với sự kiên trì bền chí đã đem lại thành công cho đa số những người giàu có.

Trong khi hầu hết chúng ta đều sẵn sàng từ bỏ mục tiêu và dự định của mình khi vấp phải những khó khăn đầu tiên, thì những người thành công vượt trội không chịu đầu hàng trước bất cứ khó khăn nào. Đó chính là những người như Ford, Carnegie, Rockefeller, Edison…

Tiểu thuyết gia Fannie Hurst đã bị nhà xuất bản gửi thư từ chối đến 36 lần. Thế nhưng, bà vẫn kiên trì viết và gửi tác phẩm trong suốt 4 năm trời. Cuối cùng, sự kiên trì của bà đã được đền đáp. Các nhà xuất bản tranh nhau xuất bản sách của bà.

Ca sĩ Kate Smith đã kiên trì hát không công, không tiền, không giải thưởng trong một thời gian dài và cuối cùng đã được Broadway công nhận và trở thành ca sĩ hàng đầu tại Broadway.

Việc áp dụng những nguyên tắc trong cuốn sách này để làm giàu cũng vậy. Chúng ta cần áp dụng tất cả 13 nguyên tắc với sự kiên trì thì mới có thể thành công.

8 nhân tố để tạo nên sự kiên trì là: xác định mục đích rõ ràng, khát vọng, tự lực, có kế hoạch chi tiết, có kiến thức, tinh thần hợp tác, sức mạnh ý chí, thói quen.

4 bước để phát triển tính kiên trì:

1/ Mục tiêu rõ ràng cụ thể dựa trên khát khao cháy bỏng.

2/ Một kế hoạch chi tiết bao gồm những hành động liên tục.

3/ Độc lập về nhận thức, không bị ảnh hưởng của sự chỉ trích, ý kiến tiêu cực từ những người khác.

4/ Được sự khuyến khích để theo đuổi mục tiêu và thực hiện kế hoạch. Sự khuyến khích không ngừng này đến từ một hay vài người bạn của chúng ta.

4 bước này cực kỳ quan trọng. Chúng không chỉ giúp chúng ta phát triển tính kiên trì mà còn giúp cho chúng ta thành công trên bất cứ lĩnh vực nào.

Toàn bộ 13 nguyên tắc cũng giúp chúng ta biến chúng trở thành thói quen.

Nấc thang thứ chín: Sức mạnh trí tuệ

Những kế hoạch sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta không đủ sức mạnh để biến chúng thành hành động.

Sức mạnh giúp chúng ta tích luỹ tiền và duy trì tiền đã được tích luỹ. Sức mạnh là kiến thức được tổ chức và định hướng một cách thông minh.

Ba nguồn kiến thức chính để tạo nên sức mạnh: trí tuệ vô hạn, trải nghiệm, thí nghiệm và nghiên cứu. Kiến thức được thu thập từ các nguồn trên sẽ trở thành sức mạnh nếu chúng ta biết cách tổ chức chúng thành kế hoạch và biến những kế hoạch thành hành động.

Làm chủ nhận thức để tạo ra sức mạnh là sự phối hợp hài hoà kiến thức và nỗ lực của hai hay nhiều người – Nhóm Trí Tuệ - để đạt một mục tiêu nhất định.

Việc sử dụng Nhóm Trí Tuệ sẽ đem đến cho chúng ta lợi ích kinh tế và lợi ích tinh thần. Nghiên cứu cho thấy tất cả những người giàu có đều sử dụng Nhóm Trí Tuệ một cách vô thức hay có nhận thức.

Andrew Carnegie xác nhận rằng ông thành công và trở nên giàu có nhờ sự góp sức của Nhóm Trí Tuệ - gồm 50 người với cùng mục đích sản xuất và bán thép. Sự nghiệp kinh doanh của Henry Ford trở nên thăng hoa nhờ vào sự hợp tác và hỗ trợ của người bạn – nhà phát minh Thomas Edison.

Nấc thang thứ mười: Chuyển hoá tính dục

Chuyển hoá tính dục là chuyển hoá cảm xúc tính dục - một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất của con người - thành năng lượng sáng tạo.

Mong muốn tính dục là một trong những mong muốn mạnh mẽ nhất của con người và có thể tạo ra những rủi ro cho chúng ta. Nhưng khi được kiểm soát và định hướng, dục năng có thể trở thành một sức mạnh sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tích luỹ và làm giàu.

Nghiên cứu khoa học cho thấy: những thành tựu xuất sắc thường là của những người có bản chất tính dục phát triển mạnh và biết được cách chuyển hoá tính dục; nhiều người giàu có hay thành công phần đông đều được tạo động lực nhờ ảnh hưởng của tình yêu sâu đậm đối với một người nào đó.

Nấc thang thứ mười một: Tiềm thức

Chúng ta không thể hoàn toàn kiểm soát tiềm thức của mình, nhưng có thể chủ động “cấy” vào tiềm thức của mình bất cứ kế hoạch, suy nghĩ, hay mục tiêu giúp chuyển hoá tiềm thức thành vật chất hay tiền bạc.

Điều này quan trọng bởi vì tiềm thức làm việc một cách tự động không ngơi nghỉ. Tiềm thức phản ứng với những khát khao, suy nghĩ thống trị trong nhận thức của mỗi chúng ta.

Có nhiều bằng chứng cho thấy tiềm thức chính là con đường kết nối giữa trí tuệ hữu hạn với trí tuệ vô hạn. Khả năng của những nỗ lực sáng tạo kết hợp với tiềm thức gần như là vô tận mà chúng ta chưa thể hiểu hết.

Bảy cảm xúc tích cực: khát khao, niềm tin, tình yêu, tình dục, nhiệt tình, lãng mạn, hy vọng.

Bảy cảm xúc tiêu cực: sợ hãi, ghen tị, thù hận, trả thù, tham lam, mê tín, giận dữ.

Nhận thức của chúng ta không thể cùng lúc chứa cảm xúc tích cực và tiêu cực. Một trong hai nhóm cảm xúc sẽ đóng vai trò chủ đạo. Nhiệm vụ của chúng ta là tạo ra một thói quen để giúp cho cảm xúc tích cực thống trị trong tâm thức của chúng ta.

Nấc thang thứ mười hai: Bộ não

Bộ não là trung tâm của con người, vừa là trạm thu vừa là trạm phát sóng. Tiềm thức là trạm phát tín hiệu của bộ não, phát đi những xung lực ý nghĩ. Còn trí tưởng tượng sáng tạo là trạm thu sóng, nơi thu nhận những xung lực ý nghĩ.

Nấc thang thứ mười ba: Giác quan thứ sáu

Thông qua giác quan thứ sáu, trí tuệ vô hạn sẽ giao tiếp một cách tự nguyện mà không cần chúng ta phải nỗ lực hay yêu cầu.

Giác quan thứ sáu là một phần của tiềm thức vốn được đề cập như trí tưởng tượng sáng tạo. Giác quan thứ sáu cũng được xem như thiết bị thu sóng. Nó thu nhận những ý tưởng, kế hoạch, và đặc biệt là những suy nghĩ vừa loé lên. Những suy nghĩ vừa loé lên này gọi là cảm hứng hay linh cảm.

Giác quan thứ sáu gần như là nơi trung gian giữa trí tuệ hữu hạn của con người với trị tuệ vô hạn. Nó là sự pha trộn giữa tinh thần và trí tuệ. Nó cũng là điểm tiếp xúc giữa nhận thức của con người và nhận thức của vũ trụ.

Sau khi nắm vững những nguyên tắc trên đây, chúng ta - hoàn toàn không mê tín – sẽ nhận thấy rằng: Với sự trợ giúp của giác quan thứ sáu, chúng ta sẽ được cảnh báo kịp thời về những hiểm nguy sắp xảy ra để kịp thời né tránh, cũng như được thông báo về những cơ hội để nắm bắt và làm giàu.

Theo nguồn sách Suy Nghĩ và làm giàu của Napolion Hill

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Câu nói hay nhất định phải đọc một lần trong đời

Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện khó hơn thông minh nhiều. Thông minh là một loại tài năng thiên phú, còn lương thiện lại là một sự lựa chọn.

1. Nếu bạn xuất sắc hơn người khác 1 chút, người khác sẽ ghen tị với bạn. Còn nếu bạn xuất sắc hơn rất nhiều, người khác sẽ hâm mộ bạn. Đây chính là điểm khác biệt.

2. Đôi khi có ngu ngốc một chút cũng chẳng sao, chẳng ai phải thông minh suốt cả đời, nhưng 2 lần phạm một lỗi lại là chuyện khác.

3. Học cách lắng nghe. Cơ hội trong đời nhiều khi đến gõ cửa nhà bạn rất khẽ.

4. Đừng mất thì giờ học các mánh khoé gian thương. Hãy học làm doanh nhân chân chính.

5. Tình yêu, tình bạn, không phải là cả đời không cãi nhau, mà là cãi nhau rồi vẫn có thể bên nhau cả đời.

6.Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện khó hơn thông minh nhiều. Thông minh là một loại tài năng thiên phú, còn lương thiện lại là một sự lựa chọn.

7. Đã chấp nhận làm thì đừng than vãn, hãy làm tốt điều mình đang có, còn nếu muốn than vãn thì bỏ đi, đừng làm nữa.

8. Niềm tin cũng giống như sóng wifi. Bạn không thể nhìn thấy nó, nhưng nó có sức mạnh để kết nối bạn với những gì bạn cần.

9. Cẩn thận với những suy nghĩ của bạn khi ở một mình, và cẩn thận với ngôn từ của bạn khi ở chốn đông người.

10. Cuộc sống không chỉ có những bữa tiệc. Hãy cho mình sống bận rộn với công việc hoặc một niềm đam mê, sở thích nào đó.

11. Trong một số trường hợp, nếu không yêu cầu, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được.

12. Con cái bạn chỉ có một tuổi thơ. Bạn muốn chúng nhớ lại gì khi đã lớn?

NHÀ BÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHÀ BÁO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trụ sở: Số 14, Alexandre de Rhodes, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh  

Điện thoại:       08-38 256 177

Fax:                 08- 38 256 176  

E-mail:             hoinhabaohcmc@gmail.com

Tạp chí Nghề báo TP. Hồ Chí Minh xuất bản 1 tháng/kỳ (tạm ngừng)

Đại hội HNB TP. Hồ Chí Minh Khóa VII, nhiệm kỳ 2015-2020 (tháng 7)   

Chủ tịch  Mã Diệu Cương

Điện thoại CQ: 08- 38 256 177 

Điện thoại NR: 08- 39 904 567

Di động:           0903 813 878

Email:               md-cuong@yahoo.com.vn

 

Phó Chủ tịch Thường trực Dương Vũ Thông  

Điện thoại CQ: 08- 38236 870

Điện thoại NR: 08- 38297 404
Di động:           0903 702 968

Email:              thongduong407@yahoo.com

 

Phó Chủ tịch Nguyễn Quý Hòa

- Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ:  14 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1- TP. Hồ Chí Minh 

Điện thoại CQ:    08- 38296 889

Điện thoại NR:    08- 54123 311

Di động:              0903 906 922

Email:                 nguyenquyhoa@htv.com.vn  

 

 Phó Chủ tịch Trần Trọng Dũng

- Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam 

- Tổng Biên tập Báo Công an TP. Hồ Chí Minh 

Địa chỉ:   110 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ:     08-38291 580

Điện thoại NR:     08-38393 960

Di động:               0903 753 123

Email:                  trongdung61@yahoo.com

    
Phó Chủ tịch Đoàn Nguyễn Thùy Trang
  - Phó Tổng Biên tập Báo Khoa học phổ thông

Địa chỉ:    24 Ter Cao Bá Nhạ, Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ:     08-39205 535

Điện thoại NR:     08-37266 805

Di động:               0908125 086

Email:                  thuytrang_khpt@yahoo.com                                                                                                                                                                        Trưởng Ban Kiểm tra Lê Tiền Tuyến

- Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam

- Phó Tổng Biên tập Báo Sài Gòn giải phóng

Địa chỉ:    399 Hồng Bàng, Phường 14, Quận 5- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ:    08-39294 092

Điện thoại NR:    08-37415 049

Di động:              0903 702 498

Email:                 tuyendttc@gmail.com

 

Ủy viên Thường vụ:  Nguyễn Trọng Trí

- Phó Giám đốc Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ:    03 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3- TP. Hồ Chí Minh 

Điện thoại CQ:    08-38225 933                                     

Di động:              0913 602 650

Email:                 trongtrivoh@yahoo.com

 

Ủy viên BCH: Nguyễn Thị Tuyết Mai

- Chánh Văn phòng

Điện thoại CQ:   08- 38 236 869 

Điện thoại NR:   08- 38 251 455 

Di động:             0913 978 625

Email:                hoinhabaohcm@gmail.com

 

Ủy viên: Mai Ngọc Phước

Phó Trưởng Ban Kiểm tra

- Quyền Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ:    34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ:  08- 39914 602 

Di động:            0903 053 388

Email:               ngocphuoc@phapluattp.vn    

 

Ủy viên: Đỗ Thị Lan Anh

- Tổng Biên tập Tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng

Địa chỉ:   127 Trương Định, Phường 7, Quận 3- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ:  08- 39325 774                                 
Điện thoại NR:  08- 39242 786

Di động:            0903 732 547

Email:               hquansggp@yahoo.com   

 

Ủy viên: Võ Hoài Bảo 

Phó Giám đốc Trung tâm tin tức Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ:  14 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ:  08- 39292 737                                 
Di động:            0903 707 136

Email:               hoaibao67htv@yahoo.com   

 

Ủy viên: Phạm Hữu Chương 

- Phó Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Địa chỉ:  35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1- TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại CQ: 08- 38295 936

Di động:           0913 168 690

Email:              huuchuong@kinhtesaigon.vn

 

Ủy viên: Hồ Ngọc Dinh

- Phó Ban Chính trị-Xã hội Báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ:  311 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ: 08- 39316 629

Điện thoại NR: 08- 5894 609

Di động:           0913 742 998

Email:              hongocpn@gmail.com   

 

Ủy viên: Nguyễn Thị Kim Dung 

- Tổng Biên tập Báo Doanh nhân Sài Gòn

Địa chỉ:  10 Phan Ngữ, Phường Đa Kao, Quận 1- TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại CQ: 08- 38201 563

Điện thoại NR: 08-  37241 038

Di động:           0903 711 867

Email:              kimdung@doanhnhansaigon.vn   

 

Ủy viên: Lại Văn Giang 

- Phó Tổng Biên tập Báo Cựu chiến binh TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ:  286 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận 11- TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại CQ: 08- 62642 187

Di động:           0913 614 196

Email:               laigiang53@yahoo.com   

 

Ủy viên: Đỗ Danh Phương

- Tổng Biên tập Báo Người Lao động

Địa chỉ:  127 Võ Văn Tần, Quận 3- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ: 08- 3930 262

Điện thoại NR: 08-  39304 707

Di động:           0903 848 567

Email:               phuongnhi1234@yahoo.com   

 

Ủy viên: Lê Thị Hằng Phương

- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thuốc và Sức khỏe

Địa chỉ:  126A Trần Quốc Thảo, Quận 3- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ: 08- 38437 564

Điện thoại NR: 08- 54307 067

Di động:           0918 188 646

Email:               hangphuongd88@yahoo.com.vn   

 

Ủy viên: Phan Văn Thắng 

- Phó ban Biên tập Tạp chí Cao su Việt Nam

Địa chỉ:  236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ: 08- 39325 223

Di động:           0985 566 267

Email:               thangphan1904@gmail.com   

 

Ủy viên: Lê Xuân Trung

- Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Tuổi trẻ

Địa chỉ:  60A Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ: 08- 39973 838

Di động:           0903 933 535

Email:               xuantrungtuoitre@gmail.com   

 

Ủy viên: Nguyễn Thanh Tú

- Tổng Biên tập Báo Giáo dục TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ:  300 Điện Biên Phủ, Quận 10- TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại CQ: 08- 39321 211

Điện thoại NR: 08- 62506 531

Di động:           0903 357 642

Email:               ynhithanhtu@yahoo.com   

 

Ủy viên: Lê Hữu Tuấn

- Phó Tổng Biên tập Báo Công giáo và Dân tộc 

Địa chỉ:  370 Cách Mạng Tháng 8, Quận 3- TP. Hồ Chí Minh 

Điện thoại CQ: 08- 39316 437    

Điện thoại NR: 08- 39969 872

Di động:           0906 688 000

Email:               lehuutuan@gmail.com 

 

Tổng Giám đốc Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh Dương Thanh Tùng

Điện thoại CQ: 08- 39104 064

Di động:           0903 813 886

Email:               duongthanhtung@htv.com.vn