Pages

Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?

'Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến', Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình...

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"

Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng...

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định...

CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'

Chia sẻ cùng chúng tôi doanh nhân Đỗ Văn Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp – nhấn mạnh vào mấu chốt sự thành công trong đầu tư BĐS...

Trưởng phòng không lương.

Đánh liều xin việc vào các cơ quan với “cam kết làm việc không lương nếu không có hiệu quả” Hiếu nghĩ, “Khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh là kinh doanh trực tuyến, hoặc kinh doanh dịch vụ, như môi giới bất động sản, chứng khoán...”.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Nhà xuất bản hồng đức: XUẤT BẢN SÁCH NHƯ THẾ NÀO? CÁCH XUẤT BẢN MỘT TẬP THƠ, TRUYỆN, NHẬT KÝ....

Để xuất bản một cuốn sách tại Việt Nam phải qua một số khâu. Điều quy định bắt buộc là cuốn sách đó phải được cấp phép của một nhà xuất bản bất kì trong số xấp xỉ 60 Nhà xuất bản đang hoạt động tại nước ta hiện nay. Các nhà xuất bản thuộc quản lý trực tiếp của bộ, ban, ngành, cơ quan,…nhưng tất cả được quản lý chuyên ngành bởi Cục Xuất bản – Bộ thông tin truyền thông.
Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu quy trình xuất bản một cuốn sách (xuất bản lần đầu tiên và tái bản, sách viết và dịch, bao gồm tất cả các thể loại), gồm các khâu cụ thể.
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
Thông tin chung: Khổ sách – Loại giấy – Loại bìa
Trước tiên đối với từng thể loại sách, và ứng với ý thích của mình, các tác giả chọn cho cuốn sách của mình các thông số, cách thức sau để xuất bản
Khổ sách: Hiện trên thị trường Việt Nam có các khổ sách phổ biến sau (thông số đứng trước là chiều ngang, đứng sau là chiều đứng cuốn sách, tính theo chiều thuận của bìa sách): 10 cm x 15,5 cm; 13 cm x 19 cm; 13 cm x 20,5 cm; 13,5 cm x 20,5 cm; 14,5 cm x 20,5 cm; 16 cm x 24 cm; 19 cm x 27 cm.
Loại giấy: Thông thường sách in một màu người ta hay chọn các loại giấy sản xuất trong nước như Bãi Bằng, Tân Mai,…về độ trắng có chỉ số: 84 - 92 ISO. Định lượng (độ dày): 55 - 120g/m2. Nếu in màu sử dụng giấy Couche hoặc Duplex, định lượng từ 80 – 120g/m2.
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
Loại bìa: Có 2 loại chính: Bìa cứng (bìa được làm bằng các tông và bọc); bìa mềm (thường thường được in giấy couche định lượng 200 – 300g/m2)
Sách được đóng gáy bằng ép keo hoặc khâu chỉ, ép keo

Thủ tục xin giấy phép xuất bản
Khâu đầu tiên và bắt buộc là làm thủ tục xin giấy phép xuất bản.
Tác giả hoặc công ty đại diện chọn một nhà xuất bản có chức năng phù hợp với nội dung cuốn sách, gửi bản thảo (in ra trên giấy A4 hoặc bản file) cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản đọc duyệt, biên tập nội dung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Các sách thuộc diện cấm xuất bản không được cấp giấy phép xuất bản (tham khảo thêm luật xuất bản). Các nhà xuất bản khi kiểm duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định chung đề xuất báo cáo với cơ quan chủ quản và Cục xuất bản. Khi được sự đồng ý thì mới được cấp giấy phép xuất bản. Giấy phép được kí bởi Giám đốc hoặc Phó giảm đốc được ủy quyền của các NXB, và có thời hạn ghi rõ trên giấy phép, nơi chỉ định in xuất bản phẩm.
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
Chế bản điện tử
Sau khi được cấp giấy phép xuất bản, dữ liệu cuốn sách được đánh máy và trình bày lại theo khổ sách được chọn in, và được in ra trên một loại gọi là giấy can (Giấy can (tiếng PhápPapier calque - giấy để sao chép, đồ lại) là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua) và chuyển đến nhà in.
Thiết kế bìa
Bìa được thiết kế để minh họa cho nội dung cuốn sách. Một số quy định là bìa 1 (bài trước của cuốn sách) phải ghi rõ tên tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản. Bìa 4 phải ghi rõ giá tiền, mã vạch chuẩn,…. Tác giả được in hình ở bìa 4 để giới thiệu. Bìa cấm quảng cáo bất kì loại gì.
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
In – gia công – đóng gói
Xong khâu này sách mới được là thành phẩm. 
Phát hành
Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng phải nộp lưu chiểu lên Nhà xuất bản đã cấp phép, sau thời hạn ít nhất 7 ngày sách không có vấn đề gì mới được phát hành. Các nhà xuất bản khi cho phát hành phải có lệnh phát hành
Các cá nhân và tổ chức đều có thể xuất bản tác phẩm của mình, miễn là tuân thủ theo đúng các quy định của Luật xuất bản Việt Nam.
Biểu giá dịch vụ bao gồm từng khâu
1.      Quản lý phí (nộp các nhà xuất bản)
2.      Thiết kế trình bày - Chế bản điện tử
3.      Vẽ bìa
4.      In
Giá sẽ phụ thuộc vào khổ sách, chất lượng giấy, hình thức bìa, số lượng in,…(bao gồm các khâu trong Quy trình xuất bản)
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thông tin chi tiết
Trung tâm viết - xuất bản - phát hành sách Hoàng Gia
Tổ Hợp Truyền Thông Hoàng Gia

Trung tâm viết - xuất bản - phát hành sách Hoàng Gia - Thuộc Hội Triệu Phú 
Giới thiệu dịch vụ biên tập: Hỗ trợ viết, chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo Uy Tín - Nhanh Chóng Tại Việt Nam.
Nhận tổ chức xuất bản (In và phát hành) tùy theo yêu cầu của quý khách.
LH: 0902424114 Đỗ Văn Hiếu
(P. Tổng Biên tập thường trực )  
Email: CEO.hoitrieuphu@gmail.com  
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
Chuyên giúp các bạn mới lần đầu tiên xuất bản sách tại Việt Nam - Đảm bảo liên hệ là xuất bản được ngay vì đã có đội ngũ chuyên gia chỉnh sửa và phát hành chỉ trong 30 ngày. Cảm giác thật tuyệt vời nếu tác phẩm đầu tay của bạn được xuất bản! Ngay lập tức trở thành nhà văn, nhà thơ, chuyên gia, tác giả thật quá đơn giản thì còn gì vui sướng và tự hào hơn thế vì từ nay "ta được ngẩng cao đầu" với mọi người sau những ngày cực khổ vất vả đã được đền đáp vì được xuất bản tác phẩm của chính mình! Vậy là ta trở thành nổi tiếng rồi sao? Nếu bạn muốn thế thì hãy gọi ngay cho 0902424114 để được tư vấn.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Tôi có tập thơ muốn in để tặng bạn bè, xin cho biết cách thức và giá cả.
Ông (bà) gửi bản thảo để biên tập chúng tôi thẩm định trước khi chuyển bản thảo xin phép xuất bản tại các nhà xuất bản theo quy định. Sau khi thẩm định đủ điều kiện xuất bản và được nhà xuất bản cấp phép, chúng tôi sẽ dàn trang – thiết kế để đảm bảo hình thức cuốn sách.
Về giá sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: số trang, loại giấy in, số lượng in,…tùy thuộc vào yêu cầu của ông/bà chúng tôi sẽ báo giá cụ thể.
Tôi có cuốn tiểu thuyết muốn được in và phát hành trong hệ thống của công ty, xin cho biết cách thức.
Chúng tôi cũng sẽ tiến hành thẩm định bản thảo xem đủ điều kiện  xuất bản và có phù hợp với hệ thống phát hành của chúng tôi hay không, dựa vào đó chúng tôi sẽ có câu trả lời cụ thể cho quý ông/bà.
Tôi có tập sách muốn được xuất bản tại Nhà xuất bản Văn học.
Chúng tôi có sẵn mối quan hệ đối tác với nhiều nhà xuất bản, theo yêu cầu chúng tôi sẽ chuyển bản thảo đến nhà xuất bản Văn học và xin phép xuất bản. Nếu bản thảo đảm bảo theo các quy định của Nhà xuất bản Văn học thì cuốn sách hoàn toàn xuất bản được.

 Tôi có thể chỉ sử dụng riêng từng khâu trong quy trình xuất bản được không? Ví dụ như tôi chỉ muốn xin đươc cấp giấy phép chẳng hạn.
 Hoàn toàn được, dịch vụ của chúng tôi có thể tách rời từng khâu, không bắt buộc phải làm hết trọn gói.


 Nếu tôi muốn có một bảng giá cụ thể thì phải làm như thế nào?

 Ông, bà cho chúng tôi địa chỉ email, hoặc số điện thoại để chúng tôi liên lạc và thông báo cụ thể và thống nhất với ông, bà. 

Nhận tổ chức xuất bản (in và phát hành) tùy theo yêu cầu của quý khách.
LH: 0902424114 MR. HIẾU
(P. Tổng Biên tập thường trực )  

Email: CEO.hoitrieuphu@gmail.com  
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
Vp 1: Số 7 D2 F.25 Bình Thạnh, TP. Hồ chí Minh
VP 2: 47 Dương Văn An -An Phú An Khánh - Quận 2 -TP. HCM
Vp 3: Số 3 Đường 3 tháng 2, F11, Quận 10, Tp. HCM
VP 4: Số 1 D33 KDC Việt Sing - An Phú - Thuận An -TP. Bình DƯơng
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
Chuyên giúp các bạn mới lần đầu tiên xuất bản sách tại Việt Nam - Đảm bảo liên hệ là xuất bản được ngay vì đã có đội ngũ chuyên gia chỉnh sửa và phát hành chỉ trong 30 ngày. Cảm giác thật tuyệt vời nếu tác phẩm đầu tay của bạn được xuất bản! Ngay lập tức trở thành nhà văn, nhà thơ, chuyên gia, tác giả thật quá đơn giản thì còn gì vui sướng và tự hào hơn thế vì từ nay "ta được ngẩng cao đầu" với mọi người sau những ngày cực khổ vất vả đã được đền đáp vì được xuất bản tác phẩm của chính mình! Vậy là ta trở thành nổi thiếng rồi sao? Nếu bạn muốn thế thì hãy gọi ngay cho 0902424114 để được tư vấn.
Liên hệ biên tập xuất bản sách:
Tổ Hợp Truyền Thông Hoàng Gia

Trung tâm viết - xuất bản - phát hành sách Hoàng Gia - Thuộc Hội Triệu Phú 
Giới thiệu dịch vụ biên tập, xuất bản, phát hành sách cho quý doanh nghiệp hoặc cá nhân đang quan tâm.
Chúng tôi hỗ trợ giải quyết các nan đề hay gặp phải đối với những tác giả tương lai:
  • Làm thế nào cho ra đời một quyển sách và bán nó trên thị trường?
  • Làm thế nào phân phối và trưng bày tại các nhà sách trong cả nước?
  • Làm thế nào để sách trở nên thu hút và nổi tiếng?
  • Cách viết thế nào là hay và ăn khách?
  • Làm thế nào tạo doanh thu và lợi nhuận từ việc phát hành sách?
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
Cụ thể, dịch vụ của chúng tôi sẽ thực hiện cho khách hàng toàn bộ quy trình để cho ra thành phẩm (thời gian gói gọn trong 1-2 tháng), giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế các thủ tục rườm rà cho khách hàng:
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
1. Đăng ký bản quyền tác giả, bản quyền tác phẩm có giá trị trọn đời.
2. Thực hiện thủ tục lấy giấy phép xuất bản do Cục xuất bản cấp.
3. Dàn trang, trình bày, sửa lỗi chính tả, thiết kế bìa sách.
4. Thực hiện quy trình in ấn với số lượng lớn.
5. Phát hành tại các nhà sách trên toàn quốc hoặc qua các đại lý của Trung tâm viết - xuất bản và phát hành sách Hoàng Gia. 
6. Cố vấn thiết lập chương trình marketing sách.
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
Đặc biệt, khách hàng còn được tư vấn về nội dung, hình thức sao cho đạt chuẩn Best-Seller. Khách hàng được tư vấn chiến dịch PR sách bài bản, xây dựng website, sales page để quảng bá, lập mục tiêu tiêu thụ sách trong thời gian ngắn.
Một Vài khách hàng, tác giả, diễn giả đã được chúng tôi phục vụ xuất bản, phát hành sản phẩm:
Những đối tượng cần xuất bản sách: 
  • Chủ doanh nghiệp, Doanh nhân, Nhà tư vấn, Coach đang muốn có thêm khách hàng và xây dựng thương hiệu.
  • Diễn giả chuyên nghiệp muốn nâng mức thù lao diễn thuyết.
  • Chuyên gia trong các lĩnh vực thể dục - thể thao, sức khỏe, thẩm mỹ, y khoa, bán hàng, tiếp thị, thơ văn, ...
  • Những người làm dịch vụ như: Nhà thiết kế, Nhiếp ảnh gia, Tư vấn bảo hiểm, Môi giới bất động sản, Bác sĩ, ...
  • Giảng viên đại học, Nhà nghiên cứu muốn xuất bản sách chuyên ngành.
Nhà Xuất Bản: Xuất bản sách như thế nào? Cách Xuất Bản một tập thơ, Truyện, Nhật ký....
Phương châm: "Khách hàng giao bản thảo, chúng tôi cho ra sách!"

Đăng ký dịch vụ bằng cách liên hệ qua email: CEO.hoitrieuphu@gmail.com  
Điện Thoại Tư Vấn: 0902424114 MR. HIẾU (Phó Tổng Biên tập thường trực )  
Địa Chỉ Liên Hệ: Số 7 Đường D2, F25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM 

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

BÍ QUYẾT DẠY TRẺ CỦA ÔNG BỐ MỸ CÓ 12 CON VÀO ĐẠI HỌC

Con lớn nhất 37 tuổi và nhỏ nhất 22, bố mẹ thành đạt đủ tiền để đáp ứng cho các con bất cứ thứ gì nhưng họ không làm vậy. 
 12 con của vợ chồng Francis L. Thompson đều có bằng đại học (hoặc đang ngồi trên giảng đường) và bố mẹ không phải tốn chi phí gì. Một số thành viên trong gia đình đã kết hôn với những người cũng có trình độ học vấn tương đương. Họ có 18 cháu - cũng đang học những điều mà bố mẹ chúng được dạy về lòng tự trọng, lòng biết ơn và khao khát cống hiến cho xã hội.

Các con ông Thompson sống tại Utah, Florida và California (Mỹ), còn hai vợ chồng ông ở Colorado. Họ đã kỷ niệm 40 năm ngày cưới. Tình yêu được vun đắp giữa hai người góp phần vào thành công trong việc dạy dỗ con cái, để các con thấy cuộc sống gia đình êm ấm với sự gắn bó mà không cần phải thỏa hiệp.
Dưới đây là chia sẻ về những kinh nghiệm dạy 12 người con của ông bố Francis L. Thompson, kỹ sư tại tập đoàn Northrop Grumman (Mỹ):
Để con làm việc nhà
- Trẻ có thể làm việc nhà từ 3 tuổi. Bé 3 tuổi không thể dọn nhà vệ sinh sạch sẽ nhưng dần dần khi 4 tuổi, bé sẽ làm tốt.
- Trẻ nhận được một khoản nhỏ từ các việc nhà đã làm trong tuần.
- Từ 8 tuổi, các con tự giặt quần áo của mình vào một ngày nhất định.
- Khi trẻ bắt đầu biết đọc sẽ được tham gia làm bữa tối với bố mẹ bằng việc đọc công thức nấu ăn.
- Cả con trai và con gái đều phải học khâu vá.
thompsons-12_1406100721.jpg
Đại gia đình ông Francis L. Thompson năm 1998. Ảnh: Qz.com.
Học tập
Việc học tập luôn được ưu tiên trong gia đình và có những quy định cụ thể cho việc này:
- Giờ học là từ 18h đến 20h tối mỗi ngày. Không xem TV, máy tính, chơi game hay các hoạt động khác trong 2 tiếng này. Nếu không có bài tập thì các con đọc sách. Với các con nhỏ chưa đi học, một anh chị sẽ đọc sách cho các em nghe. Sau 2 giờ học tập, trẻ có thể làm bất cứ điều gì mình muốn miễn là trước “giờ giới nghiêm”.
- Tất cả các con đều phải tham gia lớp nâng cao. Bố mẹ không lo ngại về điểm đầu vào của lớp này. Chúng tôi thường đề nghị giáo viên cho phép con học lớp đó với lời cam đoan các cháu sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu. Hàng ngày bố mẹ dành thời gian giúp con củng cố kiến thức để theo kịp. Sau đứa con đầu, nhà trường biết chúng tôi giữ lời hứa trẻ có thể theo kịp lớp nâng cao và không khó khăn gì với các cháu sau.
- Nếu con về nhà và nói có một giáo viên ghét cháu hay không công bằng, phản ứng của chúng tôi là khuyến khích con tìm ra cách để dung hòa. Trẻ cần tự tìm cách giải quyết các mối quan hệ vì bản chất cuộc sống thực luôn chứa đựng mâu thuẫn. Các con có thể sẽ gặp phải một ông sếp không ưa mình. Chúng tôi không cho phép trẻ đổ lỗi cho giáo viên vì không học được. Tất nhiên, chúng tôi luôn kèm con học 2 tiếng mỗi ngày và sẵn sàng giúp con khi chúng cần.
Kén ăn là điều không được phép
Cả gia đình tôi luôn ăn sáng và tối cùng nhau. Bữa sáng lúc 5h15 và sau đó trẻ phải làm việc nhà trước khi đến trường. Bữa tối lúc 17h30 chiều.
Nguyên tắc chúng tôi đưa ra cho các con là ăn những gì chúng ghét trước (thường là rau) và sau đó có thể ăn các loại thức ăn khác. Nếu không muốn ăn, trẻ có thể rời khỏi bàn. Nếu sau đó chúng kêu đói, chúng tôi có thể lấy đồ ăn con không thích ăn, hâm nóng trong lò vi sóng và mang tới cho con. Nếu con tiếp tục không ăn, sẽ không có thứ gì khác cho tới bữa sau.
Không ăn vặt giữa các bữa
Gia đình tôi luôn có 4 nhóm thực phẩm chính (thịt, sữa, tinh bột, trái cây và rau), hầu như luôn có vài món tráng miệng khác nhau. Tới nay, những đứa con tôi không sợ thử thức ăn mới và không dị ứng với thực phẩm. Chúng thử tất cả thực phẩm mới và ăn cho tới khi no. Một trong 4 đứa thậm chí còn hơi béo. Chúng gọn gàng, khỏe mạnh và năng động.
Hoạt động ngoại khóa
Tất cả trẻ phải chơi một số môn thể thao. Chúng được chọn môn mình thích. Các con bắt đầu học chơi các môn ở trường. Không quan trọng là bơi, đá bóng, bóng rổ, bóng chày, đấu kiếm hay tennis, chúng tôi không phiền lòng nếu trẻ thay đổi sở thích. Nhưng các con phải chơi thể thao.
Tất cả các con phải tham gia vào câu lạc bộ nào đó như hướng đạo sinh, lịch sử, kịch…
Trẻ được yêu cầu tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng. Chúng có thể làm tình nguyện tại địa phương hay ở nhà thờ. Thỉnh thoảng các con thu thập quần áo cũ và mang đi từ thiện. Trẻ được nhìn thấy cuộc sống của nhiều gia đình có hoàn cảnh khác nhau và chúng hạnh phúc vì việc làm của mình giúp được người khác.
Trẻ phải học cách tự lập
- Khi các con bước sang tuổi 16, chúng tôi mua cho mỗi đứa một chiếc xe - đó là lần đầu trẻ học được về sự tiết kiệm. Khi đứa con lớn nhất của tôi nhìn thấy chiếc xe tôi mua cho, nó nói: “Bố ơi, đó là một chiếc xe hỏng”. Tôi nói: “Đúng, nhưng ở đó có hướng dẫn sửa chữa và các dụng cụ sửa ở trong gara. Bố sẽ trả tiền cho các vật dụng cần thay, nhưng không trả công sửa”. 11 tháng sau, chiếc xe được tái tạo động cơ, nội thất mới bọc, vỏ sơn mới… Con gái tôi có một chiếc xe nổi bật nhất ở trường trung học và nó tự hào vì đã tự tay dựng lại chiếc xe hơn mức tưởng tượng. Đến giờ, các con tôi không đứa nào từng bị phạt vì vượt quá tốc độ, dù không ai sử dụng xe phân khối thấp. 
- Chúng tôi cho phép các con mắc lỗi: Trước khi 16 tuổi, các con tôi phải đi chung xe với gia đình. Một lần, tôi bảo con trai Samuel khi ấy 11 tuổi, thay dầu xe và hỏi liệu cháu có cần giúp hay hướng dẫn không. Thằng bé nói "không" và một tiếng sau, nó gọi tôi hỏi: "Phải thay hết 18 lít dầu ạ?". Tôi hỏi con cho 18 lít dầu vào đâu khi bình thường chỉ cần 5 lít. Hóa ra, thằng bé đổ hết dầu vào bộ phận tản nhiệt ở đầu xe. Chúng tôi đã phải mua bộ tản nhiệt mới và thay dầu lại. Tôi không trách mắng hay phạt con. Đó là một bài học cho nó. Con cái chúng tôi không sợ thử cái mới. Chúng được giáo dục rằng nếu chúng làm điều gì đó sai, chúng sẽ không bị phạt. Điều này thường khiến bố mẹ tốn tiền hơn nhưng chúng tôi đang nuôi dạy con chứ không phải tiết kiệm tiền. 
- Mỗi đứa trẻ có máy tính riêng nhưng phải tự lắp ghép. Tôi mua bộ vi xử lý, bộ nhớ, nguồn cung cấp điện, CPU, bàn phím, phần cứng, bo mạch chủ và chuột. Bọn trẻ phải tự ráp chúng với nhau và chạy các phần mềm. Việc này bắt đầu khi chúng 12 tuổi. 
- Chúng tôi để các con tự đưa ra quyết định nhưng trong giới hạn. Chẳng hạn, con muốn đi ngủ ngay hay dọn phòng của mình. Hiếm khi chúng tôi đưa ra chỉ một "lệnh" trực tiếp, trừ phi đó là các nguyên tắc sống của gia đình mà mọi thành viên đều đã nhất trí. Điều này giúp các con cảm thấy chúng làm chủ cuộc sống của mình ở mức độ nào đó. 
Tạo độ gắn kết giữa anh chị em
- Chúng tôi yêu cầu các con luôn giúp đỡ lẫn nhau. Bé lớp 5 có thể đọc cho em lớp 1 nghe mỗi ngày 30 phút. Bé lớn sẽ dạy đại số, toán cho bé nhỏ hơn.
- Chúng tôi phân công anh chị dạy em nhỏ hơn và giúp em hoàn thành việc vặt hàng tuần.
- Chúng tôi để các con tham gia xây dựng nguyên tắc trong gia đình. Chẳng hạn, những đứa trẻ muốn có quy định không để đồ chơi trong phòng khách, phải để ở phòng ngủ hay phòng chơi. Vì vậy, ngoài các việc vặt phải làm mỗi ngày, tất cả trẻ phải dọn sạch phòng ngủ của mình. Chúng tôi dành cho các con cơ hội mỗi tháng được sửa hay tạo ra các quy định mới. Bố và mẹ có quyền quyết định cuối cùng.
- Chúng tôi cố gắng luôn nhất quán với nhau. Nếu bọn trẻ phải học hai tiếng mỗi tối, sẽ không có ngoại lệ cho việc này. "Giờ giới nghiêm" là 22h đêm trong những ngày đi học và 24h đêm cho ngày nghỉ, không có ngoại lệ.
Những kỳ nghỉ gia đình
Chúng tôi đưa gia đình đi nghỉ vào mỗi mùa hè trong 2-3 tuần. Chúng tôi có đủ khả năng để thuê khách sạn hay đặt tour nhưng không chọn cách này. Chúng tôi cắm trại và mang theo đồ đạc cần thiết. Nếu trời mưa, chúng tôi phải tìm cách để tự xoay sở.
Khi đi cắm trại, tất cả các con từ 6 tuổi trở lên phải mang hành lý và dựng lều. Vợ tôi sẽ ở cùng những đứa con nhỏ. Suốt 15 năm, cô ấy liên tục mang thai hoặc mới sinh. Các con lớn và tôi sẽ đi du lịch khám phá. Chúng tôi đã leo qua hẻm núi Grand Canyon, trèo lên đỉnh Mount Whitney, băng qua Continental pide, Yosemite...
- Chúng tôi gửi các con qua đường máy bay đi thăm họ hàng ở khắp nước Mỹ hay châu Âu 2-3 tuần một năm, khi các bé học mẫu giáo. Tất nhiên phải có chế độ đặc biệt cho hãng bay để họ nhận chăm lo cho một đứa trẻ 5 tuổi đi một mình. Chúng tôi chỉ gửi con nếu chúng muốn đi. Tuy nhiên, những bé nhỏ hơn khi thấy các anh chị lớn đi chơi kiểu này thì đều muốn có trải nghiệm. Các con sẽ học được từ sớm rằng bố mẹ sẽ luôn bên con, nhưng sẵn sàng để chúng trưởng thành bằng đôi cánh của mình và bay đi.
Tiền và vật chất
- Mặc dù có đủ tiền nhưng chúng tôi không giúp con cái mua nhà, trả tiền học đại học, chi trả cho đám cưới. Chúng tôi có thể tư vấn cho các con về cách tổ chức cưới hỏi thế nào, làm sao để mua được căn hộ hay cách nào giúp nguồn vốn sinh sôi. Chúng tôi giúp chúng liên lạc với công ty nhưng chúng phải đi phỏng vấn và kiếm việc.
- Chúng tôi luôn tặng quà sinh nhật và giáng sinh cho các con. Chúng tôi có thể nhờ ông già Noel tặng quà nhưng khi con lớn hơn và hỏi về điều đó, chúng tôi không nói dối. Chúng tôi nói đó là một trò chơi và nó rất thú vị. Trước mỗi dịp lễ đó, chúng tôi lên danh sách thứ các con thích được tặng và chắc chắn bọn trẻ sẽ có được điều mình muốn. Nhờ Internet, thật dễ dàng gửi danh sách này đến những đứa trẻ khác và ông bà bọn trẻ. Những món quà tự làm thường được yêu chuộng nhất.
Để các con tự trải nghiệm thế giới thật
Chúng tôi yêu các con bất kể chúng có làm gì. Nhưng chúng tôi sẽ không ngăn chặn bất cứ hậu quả nào từ các hành động của con cái. Chúng tôi để các con chịu hậu quả và sẽ không cố gắng để giảm thiểu những hậu quả đó chỉ vì thấy các con phải chịu khổ. Chúng tôi cũng khóc và buồn nhưng không làm thay con cái hay gánh vác hậu quả từ hành động của chúng. 
Vương Linh (Theo Qz.com)

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Các Mẫu Câu Chào Hỏi Thông Dụng trong tiếng anh

AROMA Tiếng Anh Cho Người Đi Làm - Các Mẫu Câu Chào Hỏi Thông Dụng
 
AROMA Tiếng Anh Cho Người Đi Làm thân gửi anh/chị bài học về các mẫu câu chào hỏi từ cơ bản đến nâng cao, hi vọng sẽ giúp anh/chị áp dụng được linh hoạt hơn trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày.
Chào mở đầu hội thoại 
Hẳn các bạn đã quen với các cách chào mở đầu hội thoại như “Hello” “Hi” “Good morning/ Good afternoon/ Good evening”, trong những trường hợp thân mật, bạn có thể sử dụng tiếng lóng hoặc cách chào riêng của từng nước như sau:
  • Có thể gọi tên nhau (Mary! Jane!,..) nếu là người quen biết 
  • Howdy: Có nghĩa là "Hi" nhưng dành cho dân trắng miền Nam nước Mỹ nhất là Texas
  • Hiya: Có nghĩa là "Hi you" chào bạn. Đọc theo kiểu láy âm you = ya 
  • Yo: Có nghĩa là "Hi" thường được giới trẻ sử dụng với hình thức tin nhắn 
  • G'day (Australia): Good day 
  • Whazzup?: Có chuyện gì không? 
Thể hiện niềm vui khi được gặp 
Dành cho những người bạn mới quen 
  • Nice to see you/ It was nice meeting you: Rất vui được gặp bạn 
  • Good to see you: Thật tốt vì được gặp bạn 
  • I’m glad to see you: Rất hân hạnh được gặp bạn 
Dành cho những người bạn đã quen biết 
  • Long time no see (I haven't seen you in a while)/ It has been a long time/ It’s been too long: Lâu rồi không gặp
  • It's been a while (It's been a while since I've seen you): Đã một thời gian rồi tôi không được gặp bạn 
Hỏi thăm tình hình hiện tại
  • How is it going?: Tình hình thế nào? 
  • How are you doing?: Mọi việc thế nào? 
  • What’s new with you?: Có tin gì mới không? 
  • What have you been up to?: Đang làm gì thế? 
  • How have you been doing?: Mọi việc của bạn như thế nào? 
  • How are things?: Mọi thứ như thế nào? 
  • What's new?: Có tin gì mới không? 
  • What's up: Có chuyện gì không?
  • What have you been up to all these years: Từ lúc ấy đến nay bạn thế nào rồi? 
Bên cạnh bài học tiếng Anh hàng tuần, AROMA tặng anh/chị cuốn Sổ Tay Tinh Gọn Tiếng Anh Cho Người Đi Làm với 15 tình huống giao tiếp tiếng Anh thực tế trong công việc, bổ sung thêm đoạn hội thoại và bài nghe giọng nói bản ngữ. Để được nhận cuốn sổ tay này, anh/chị vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
Trân trọng,
Nguyễn Huyền Trang
Tư vấn đào tạo
Di động: 0972 172 891
Email: huyentrang@aroma.edu.vn  

AROMA Tiếng Anh Cho Người Đi Làm

Tiếng Anh Phỏng Vấn Xin Việc - Nói về tính cách của bạn

AROMA Tiếng Anh Cho Người Đi Làm: Tiếng Anh Phỏng Vấn Xin Việc - Nói về tính cách của bạn
Bài học hữu ích với các anh/chị có ý định chuyển việc vào một Công ty nước ngoài. Cùng luyện tập để buổi phỏng vấn được thành công tốt đẹp.
1. Related Words and Expressions:
Các từ và thành ngữ liên quan:
- Personality [,p3:sə’næləti] (n): tính  cách
- Introverted [‘intrəvə : tid] (adj): hướng nội
- Extroverted [‘ekstrəvə : tid] (adj): hướng ngoại
- Optimistic [,ɔpti’mistik] (adj): lạc quan
- Pessimistic [,pesi’mistik] (adj): bi quan
2. Key sentences:
Những câu chính yếu:
- What kind of personality do you think you have?
[wɔt kaind əv  ,p3:sə’næləti du:  ju:  θiŋk ju:  hæv]
Bạn nhận xét như thế nào về cá tính/ tính cách của mình?
- Are you introverted or extroverted?
[a:  ju:  ‘intrəvə:tid ɔ: ‘ekstrəvə: tid]
Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?
- How do you get along with others?
[hau du:  ju:  get ə’lɔŋ wið  ‘ʌðəz]
Mối quan hệ của bạn với những người khác như thế nào?
- I’m quiet, hardworking and serious.
[aim  ‘kwaiət,  ‘ha:d’w3:kiŋ ænd  ‘siəriəs]
Tôi ít nói, siêng năng và nghiêm túc.
- Extroverted, I think. I mix well and enjoy doing things with others.
[‘ekstrəvə : tid, ai θiŋk, ai miks wel ænd in’dʒɔi  ‘du:iŋ θiŋz wið  ‘ʌðəz]
Tôi nghĩ mình là người hướng ngoại. Tôi hòa đồng tốt và thích làm việc cùng với người khác.
- I’m very optimistic
[aim  ‘veri  , ɔpti’mistik]
Tôi rất lạc quan.
3. Exercises:
Translate into Vietnamese:
Dialogue 1:
A: How do you handle pressure?
B: I work very well with pressure. I prepare for it before it comes.
A: Can you give me an example?
B: When I worked at Citibank, we had many deadlines to meet. I never waited until the last minute to do my work. I always finished it on time.
A: How do you deal with the public?
B: I try to treat my customers with respect and patience.
Dialogue 2:
A: How do you deal with stressful situation at work?
B: I’ve had many stressful situations at work. I always try to stay patient. Whenever I’m feeling stressed, I breathe deeply to calm down.
A: Is there any else that you do?
B: I try to talk to people to tell them how I feel. If I’m having a problem with a customer, I try to talk politely. If I have some other kind of stress at work, I talk to my co-workers or my boss to tell them how I feel. That usually helps.
Answer keys:
Đoạn 1:
A: Bạn xử lý những áp lực trong công việc như thế nào?
B: Tôi chịu đựng áp lực rất tốt. Tôi luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối mặt với nó.
A: Bạn có thể đưa ra một ví dụ được không?
B: Khi tôi làm việc tại Citibank, chúng tôi có nhiều công việc phải giải quyết. Tôi không bao giờ chờ đến hạn chót mới bắt đầu xử lý công việc của mình. Tôi luôn hoàn thành sớm và đúng hạn.
A: Vậy bạn làm việc với khách hàng như thế nào?
B: Tôi cố gắng đối xử với họ với sự tôn trọng và thái độ kiên nhẫn.
Đoạn 2:
A: Bạn đối mặt với các tình huống căng thẳng trong công việc như cách nào?
B: Trong công việc tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các công việc như thế này. Tôi luôn cố gắng giữ kiên nhẫn. Bất cứ khi nào cảm thấy căng thẳng, tôi hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh.
A: Bạn còn cách nào khác nữa không?
B: Tôi sẽ cố gắng nói chuyện với người khác để cho họ biết cảm giác của mình. Nếu tôi gặp vấn đề với khách hàng của mình, tôi sẽ cố gắng nói chuyện một cách nhã nhặn nhất có thể. Đối với những căng thẳng khác trong công việc, tôi sẽ nói chuyện với đồng nghiệp hay quản lý của mình để cho họ biết tôi đang cảm thấy như thế nào. Điều đó thực sự hữu ích.
Bằng những email gửi đều đặn hàng tuần, AROMA mong muốn giúp anh/chị nhắc lại và củng cố kiến thức tiếng Anh phục vụ công việc và trong giao tiếp với người nước ngoài. Bên cạnh những kiến thức tập trung này, anh/chị có thể ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tài liệu tiếng Anh cho người đi làm, nhận bài test kiểm tra trình độ miễn phí.
Trân trọng,
Nguyễn Huyền Trang
Tư vấn đào tạo
huyentrang@aroma.vn
0972 172 891

AROMA Tiếng Anh Cho Người Đi Làm

Các Mẫu Câu Chào Tạm Biệt & Hẹn Gặp Lại - Tiếng Anh Cho Người Đi Làm

AROMA Tiếng Anh Cho Người Đi Làm - Các Mẫu Chào Tạm Biệt
AROMA Tiếng Anh Cho Người Đi Làm thân gửi anh/chị bài học về các mẫu câu chào tạm biệt từ cơ bản đến nâng cao, hy vọng sẽ giúp anh/chị áp dụng được linh hoạt hơn trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày.
Thông báo chuẩn bị rời đi
Khi bạn chuẩn bị rời đi, bạn muốn nói lời tạm biệt một cách lịch sự và có phần khách khí, những mẫu câu sau sẽ hữu ích cho bạn:
  • I have to leave here by noon. (Tôi phải rời khỏi đây vào buổi trưa.)
  • Is it okay if we leave your home at 9pm? (Có không sao nếu chúng tôi rời khỏi nhà lúc 9 giờ tối?)
  • What do you say if we leave work a little earlier today? (Anh thấy sao nếu chúng ta nghỉ làm việc sớm hơn một chút ngày hôm nay?)
  • Would you mind if I leave the dinner before it ends? (Anh có phiền nếu tôi rời khỏi bữa ăn tối trước khi nó kết thúc không?)
Bạn cũng có thể dùng những mẫu câu sau để thông báo chuẩn bị rời đi trong các trường hợp mang tính thân mật hơn:
  • I got to go now. (Tôi đã đi ngay bây giờ.)
  • I'll be leaving from the office in 20 minutes. (Tôi sẽ rời văn phòng khoảng 20 phút.)
  • I'm afraid I have to head off now. (Tôi e là tôi phải rời đi ngay.)
  • Let's get off work early. (Chúng ta hãy nghỉ làm việc sớm.)
Chào tạm biệt
Cách chào tạm biệt thông thường:
  • Good-bye. (Chào tạm biệt)
  • Bye. (Tạm biệt.)
  • Bye for now! (Giờ thì chào tạm biệt!)
Tuy nhiên trong những trường hợp trang trọng, bạn nên sử dụng một trong những mâu câu sau trước khi chính thức nói lời tạm biệt ở trên:
  • It was nice meeting you. (Rất vui được gặp anh.)
  • Nice to seeing you. (Gặp lại anh thật vui.)
  • It's been really nice knowing you. (Rất vui khi biết cô.)
Hẹn gặp lại
Sau khi đã chào tạm biệt, bạn sẽ thường nói lời hẹn gặp lại. Trong trường hợp bạn biết chắc sẽ sớm gặp lại người đối thoại, bạn có thể nói:
  • See you. (Hẹn gặp lại nhé.)
  • See you again! (Hẹn gặp lại!)
  • See you tomorrow/next week! (Hẹn gặp anh ngày mai/tuần sau!)
Nếu bạn chưa biết chắc ngày có thể gặp lại người đối thoại với mình, bạn nên nói:
  • Stay in touch. (Giữ liên lạc nhé)
  • Keep in touch! (Giữ liên lạc nhé!)
  • Don't forget to give me a ring! (Đừng quên gọi cho tôi!)
  • Remember to drop me a line! (Nhớ viết thư cho mình đấy!)
  • Talk to you later. (Nói chuyện sau nhé.)
  • Catch up with you later. (Hàn huyên với anh sau.)
  • I hope to see you soon. (Tôi hy vọng gặp lại anh sớm.)
  • If you're ever in…, come and see me - you've got my address. (Nếu anh từng…, hãy đến gặp tôi - anh có địa chỉ của tôi rồi.)
Chúc may mắn
Đôi khi trong những trường hợp xa cách lâu ngày, bạn sẽ muốn gửi lời chúc đến bạn bè/đồng nghiệp của mình. Trong những trường hợp này, bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau:
  • Take care! (Bảo trọng!)
  • All the best, bye. (Chúc mọi điều tốt đẹp nhất, tạm biệt!)
  • Good luck with your… (Chúc may mắn…)
  • Have a good weekend! (Cuối tuần vui vẻ!)
  • I hope everything goes well. (Hy vọng mọi việc tốt đẹp.)
Bên cạnh bài học tiếng Anh hàng tuần, AROMA tặng anh/chị cuốn Sổ Tay Tinh Gọn Tiếng Anh Cho Người Đi Làm với 15 tình huống giao tiếp tiếng Anh thực tế trong công việc, bổ sung thêm đoạn hội thoại và bài nghe giọng nói bản ngữ. Để được nhận cuốn sổ tay này, anh/chị vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Trân trọng,
 
Nguyễn Huyền Trang
Tư vấn đào tạo
huyentrang@aroma.vn
0972 172 891

AROMA Tiếng Anh Cho Người Đi Làm