Pages

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Kỹ Năng & Công Cụ Để Trở Thành Triệu Phú - Bước 2: Sự thuyết phục

Người mà chọn thành thạo kĩ năng thuyết phục có thể ảnh hưởng hàng triệu người trên khắp thế giới. Bạn là con người đó hoặc bạn không đang đọc quyển sách này.
Các giáo viên và nhà lãnh đạo giỏi đã luôn dùng việc kể chuyện để truyền đạt quan điểm của mình cũng như minh họa những lý lẽ của họ một cách hiệu quả. Các câu chuyện đã vẽ nên một bức tranh từ ngữ thuyết phục không thể tả được, truyền đạt từ trái tim đến trái tim, từ tâm hồn đến tâm hồn.

Trong một câu chuyện, mạch văn là tất cả. Xem xét kịch bản nguyên mẫu dưới đây: hai phó mục sư đang xin phép mục sư trưởng và hỏi cùng câu hỏi bằng nhiều cách khác nhau và nhận được những câu trả lời hoàn toàn khác nhau. Phó mục sư thứ nhất hỏi: “Con có thể ăn trong khi con đang cầu nguyện không?”. Mục sư trưởng phản ứng: “Không, đó là một tội phạm thượng của mệnh lệnh cao nhất. Hoàn toàn không được.”

Một vài giờ sau vị phó mục sư thứ hai hỏi: “Vậy con có thể cầu nguyện trong khi con đang ăn không?”. Vị mục sư trưởng trả lời: “Dĩ nhiên, con có thể ‘cầu nguyện không ngừng’, như ông tổ truyền đạo Cơ đốc Paul nói, cho nên bằng mọi cách không ngừng cầu nguyện.”

Cả hai mục sư đang hỏi cùng một sự việc, ăn và cầu nguyện cùng lúc. Tuy nhiên, một người nhận được câu trả lời là có, một người nhận được câu trả lời không. Sự khác biệt duy nhất là ngữ cảnh của câu hỏi. Một người đã hỏi về việc ăn trong ngữ cảnh cầu nguyện. trong “ngữ cảnh” đó, việc ăn làm giảm giá trị của việc cầu nguyện. Người kia đặt câu hỏi trong ngữ cảnh của việc ăn. Anh ta nhận được câu trả có bởi vì việc cầu nguyện thêm vào ngữ cảnh của việc ăn. Những cá nhân thuyết phục nhất thường cẩn thận đưa ra những câu hỏi trong một ngữ cảnh mà nhiều khả năng nhận được một phản ứng thuận lợi hơn.

Một công cụ mang tính thuyết phục khác là câu hỏi tu từ. Nó giả định câu trả lời bằng cách đặt câu hỏi như: “Bạn muốn làm một nhà triệu phú, đúng không?” Nó tinh tế kích thích người nghe đến sự đồng ý, đặc biệt là nếu người thuyết phục nhẹ nhàng gật đầu lên xuống và mỉm cười để đạt được sự ưng thuận.

Các thông điệp mang tính hài hước cũng luôn luôn có tác động. Chẳng hạn, trong cuộc tranh luận (ứng cử tổng thống) của hai vị tổng thống Douglas và Lincoln, Douglas đã gọi Lincoln là “hai mặt”. Lincoln mỉm cười nhẹ bác bỏ, rồi cười giòn nắc nẻ và nói với thính giả: “Thưa các quý ông và quý bà, nếu tôi có hai mặt, các quý vị có nghĩ là tôi sẽ mặc bộ này không?” Sự hài hước sau sắc và tự đánh giá thấp mình cũng đã giúp Honest Abe trở thành tổng thống. Khi làm tổng thống, Lincoln đã thuyết phục nước Mỹ rằng chế độ nô lệ là sai lầm, vô nhân và phải được bãi bỏ. Sự truyền thông thuyết phục của ông và sự buộc tội sâu sắc rằng chế độ nô lệ thật tệ hại cho liên minh và đã dọn đường cho Tuyên ngôn giải phóng bãi bỏ chế độ nô lệ.

Nhà cố vấn quản lý Marshall Thurber cho biết ba bí quyết thuyết phục của ông là sự sáng, sự tối và tính thường xuyên. Sơn những bức tranh từ ngữ sáng sủa mô tả tương lai hào hứng, tích cực đang chờ đợi nếu một người đi theo kế hoạch hành động đề nghị của bạn. Sơn những bức tranh từ ngữ tối miêu tả tương lai u ám và đáng sợ đang chờ đợi nếu một người không làm theo những khuyến cáo của bạn. Sau đó bạn lặp lại thông điệp (như quảng cáo – lặp đi lặp lại) cho đến khi thính giả hiểu nó và tự động làm những gì bạn đề nghị.

Bạn có thể học cách thuyết phục. Bạn có thể học cách điêu khắc những từ ngữ thành kiệt tác gợi lên phản ứng bạn mong muốn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét