Pages

Đỗ Văn Hiếu: Làm giàu không khó… hay làm hoài không khá?

'Làm giàu liệu có dễ như mọi người nghĩ? Xin thưa, rất khó. Nhưng nếu kiên trì và có tài thì mọi thứ đều có thể đến', Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu khẳng định và nhớ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình...

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"

Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng...

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định...

CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'

Chia sẻ cùng chúng tôi doanh nhân Đỗ Văn Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp – nhấn mạnh vào mấu chốt sự thành công trong đầu tư BĐS...

Trưởng phòng không lương.

Đánh liều xin việc vào các cơ quan với “cam kết làm việc không lương nếu không có hiệu quả” Hiếu nghĩ, “Khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh là kinh doanh trực tuyến, hoặc kinh doanh dịch vụ, như môi giới bất động sản, chứng khoán...”.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Đỗ Văn Hiếu - doanh nhân trẻ khát vọng dẫn đầu ngành BĐS Việt

TĐO - 24 giờ là quỹ thời gian quá ít ỏi để doanh nhân (DN) trẻ tuổi này giải quyết hết lượng công việc đồ sộ của hơn 6 công ty bất động sản (BĐS). Bận rộn là thế, nhưng DN Đỗ Văn Hiếu chưa bao giờ dám cho phép mình được ngơi nghỉ. Anh luôn đau đáu với những triết lý kinh doanh mới, mô hình hoạt động mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, nhằm hướng tới nhiều giá trị mang tính bền vững và ổn định.

Từ triết lý đến cuộc sống

Sinh ra tại một vùng quê nghèo ở miền Trung, ký ức tuổi thơ của Đỗ Văn Hiếu bị ám ảnh bởi sự tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên lên những mái nhà liêu xiêu, yếu ớt và mong manh thuở nhỏ mỗi khi quê nhà gặp bão. Hoàn cảnh khó khăn ngày bé đã góp phần hình thành nên nghị lực sống mạnh mẽ, đức tính kiên cường, chịu khó của Hiếu. Lên Sài Gòn lập nghiệp với 2 bàn tay trắng, cậu sinh viên trẻ Đỗ Văn Hiếu bắt đầu thử sức ở rất nhiều công ty BĐS lớn, nhỏ khác nhau. Suốt khoảng thời gian ấy, anh đã tích góp cho mình không ít kinh nghiệm, triết lý quý báu của ngành nghề.

Ban đầu, Đỗ Văn Hiếu hướng mình theo triết lý "An cư, lạc nghiệp": cuộc sống muốn ổn định thì phải có nhà cửa, mái ấm. Tuy nhiên, bước ngoặt lớn xảy đến khi Hiếu làm chủ santructuyen.com đã làm cuộc đời anh rẽ sang một hướng khác. Vào thời điểm đó, santructuyen.com là một trong những sàn "nóng" nhất và được rất nhiều người kinh doanh trong lĩnh vực BĐS và chứng khoán quan tâm. Không ít người đặt vấn đề muốn mua lại santructuyen.com với giá cao ngất ngưởng, tương đương cả một ngôi nhà lớn lúc bấy giờ - điều hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng của Hiếu. Thế nhưng, một sức mạnh vô hình nào đó đã tác động lên Hiếu khiến anh từ chối những lời mời gọi hấp dẫn, với niềm tin sắt đá: "Nó là đứa con của mình. Bán là hết".

Doanh nhân trẻ Đỗ Văn Hiếu

Đỗ Văn Hiếu quyết định thay đổi, phát triển lĩnh vực kinh doanh trực tuyến BĐS theo triết lý "An Vi" (từ dùng của Giáo sư Kim Định), trong đó, An: sự bình an, thuộc an cư; Vi: sự tương tác hành động. "An Vi" có nghĩa là phải tương tác hành động mới an cư lạc nghiệp được - cuộc sống và giá trị của nó nằm ở tính thực tiễn. Sau này, chính "đứa con tinh thần" đầu đời santructuyen.com đã được Hiếu phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở Công ty Sàn Trực Tuyến (STT Group). Tham vọng của DN Đỗ Văn Hiếu chưa dừng lại ở đó, anh muốn trở thành một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh BĐS trực tuyến. 

Mới có triết lý định hình không thì chưa đủ thấm thía trong kinh doanh, Hiếu quyết định bổ trợ khả năng siêu bán hàng  (Super Sales) của mình bằng một mũi nhọn khác về quản trị kinh doanh. Anh suy nghĩ một cách đơn giản: nếu bán hàng mà  không có chiến lược thì thực sự không mang lại hiệu quả cao nhất. Vừa đi làm ban ngày, vừa đi học ban đêm, cuối cùng những nỗ lực của Hiếu đã được đền đáp với tấm bằng MBA - Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (nghiên cứu chuyên sâu về truyền thông và marketing).

Bước ngoặt thứ 2 lại đến, Hiếu từ nhân viên marketing trở thành giám đốc marketing của một tập đoàn kinh doanh lớn về BĐS. Lần thay đổi này có thể xem như là một bước tiến lớn trong tư duy làm việc của Hiếu. Anh quyết định mua lại công ty BĐS mà mình đang làm việc để trở thành ông chủ, với một ý niệm từ triết gia Sokrates: "Không ai có thể tắm 2 lần trên 1 dòng sông". Đỗ Văn Hiếu nhận ra rằng cơ hội của mình đã tới và phải nắm bắt lấy nó thật nhanh chóng.

Dẫn đầu ngành BĐS Việt với tư duy mới

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu (áo đen) trong một sự kiện với Công ty nhân dịp đầu năm

Hiện, Đỗ Văn Hiếu đã trở thành Chủ tịch của 6 công ty, gồm: An Gia Group, Công ty Sàn Trực Tuyến (STT Group), Công ty BĐS An Gia Lập Nghiệp, Công ty An Gia Construction, Công ty Royal International, công ty Hội Triệu Phú. Anh cũng từng có thời gian đảm nhiệm chức Tổng Giám đốc của An Cư Lạc Nghiệp – Thái Sơn Group – Bộ Quốc Phòng. DN Đỗ Văn Hiếu chia sẻ bí quyết thành công của anh khi bước chân vào ngành BĐS Việt chính là bí quyết dùng người: "Khi bạn muốn thành công thì điều đầu tiên là bạn phải biết nhìn người, mà phải là người trung hậu và có tài. Bởi lẽ, công nghệ bạn có thì ai cũng có, ý tưởng bạn hay thì nhiều người hay hơn bạn".

Theo doanh nhân trẻ thành đạt này, muốn thành công thì cách thức tư duy về triết lý kinh doanh phải khác và ý thức dùng người là 2 yếu tố quan trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, một mình bạn không thể nào quán triệt, làm tốt hết tất cả mọi thứ. Vì vậy, với đặc thù riêng của ngành BĐS vốn rộng và có thể nói là yếu tố cạnh tranh hết sức khốc liệt, bạn có nhiều người tài ở bên bạn, lo cho bạn nhiều việc quan trọng thì giống như "hổ mọc thêm cánh". Tuy nhiên, họ vẫn có thể bỏ bạn mà đi nhưng với DN Đỗ Văn Hiếu thì chính sách giữ người luôn được thiết lập và đưa lên hàng đầu với nhiều khoản lợi nhuận "khủng".

Doanh nhân Hiếu (hàng sau, thứ 2 từ trái sang) tại Trung tâm huấn luyện bóng đá Hoàng Gia

Thứ hai, từ  triết lý kinh doanh trung tâm – DN Đỗ Văn Hiếu đã đưa ra một ý niệm mới: Kinh doanh ngoại vi. Đơn giản, nơi nào nhiều "mật ngọt" thì lắm kẻ dòm ngó, vì vậy thị trường càng thu hẹp và khó phát triển được. Từ triết lý trung tâm sang ngoại vi và từ từ dồn về trung tâm – sẽ tạo ra các yếu tố siêu lợi khác cho người mua như: giá, chính sách khuyến mãi… Theo anh Hiếu, tư duy này sẽ giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi hiện tượng "cá lớn luôn ăn thịt cá bé".

Thứ ba, phân khúc nào mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì được gọi là "thị trường mới". Với tư duy "chẻ sợi tóc làm bốn", thị trường ngách sẽ được đầu tư khủng khiếp. Doanh nghiệp muốn thành công ở thị trường này, cần yếu tố con người, vì chỉ con người thực tài mới phát triển được "miếng bánh" đầy hấp dẫn này của thị trường BĐS Việt.

DN trẻ Đỗ Văn Hiếu đã và đang ngày càng khẳng định mình trong thị trường BĐS Việt, với ước vọng trở thành người dẫn đầu về triết lý kinh doanh mới trong ngành. Anh luôn tâm niệm: mọi con sông đều chạy ra đại dương hung dữ và bao la – nhưng không có nghĩa là bạn không có quyền ghi tên mình lên một đoạn, khúc, hay cả một bờ dài nào đó.

Duy Kỳ

http://thoidai.com.vn/kinh-te/do-van-hieu-doanh-nhan-tre-khat-vong-dan-dau-nganh-bds-viet_t209c14n69195

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

CEO Đỗ Văn Hiếu: Nếu thời cơ là 'vàng' thì con người là 'mỏ vàng'

Trong các mảng đầu tư kinh doanh từ xưa đến nay, BĐS luôn được nhiều người coi là “miếng bánh béo bở”. Thực tế đi đâu chúng ta cũng rất dễ dàng nghe thấy những mẩu chuyện “thiên đường” về ngạch đầu tư này, từ những mẩu vụn vặt như bà này bán nhà này mua nhà khác, lại bán đi,... rồi đến các Công ty lớn xây dựng, đầu tư,... Vậy có thực BĐS “thơm ngon dễ kiếm” như thế không?

Trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn nhanh với doanh nhân Đỗ Văn Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty CP An Cư Lạc Nghiệp, một trong những doanh nhân trẻ thành công tiêu biểu trong thời đại mới. Mà một trong những thế mạnh chuyên môn của anh chính là BĐS, “miếng bánh thơm” đang ngày càng được nhiều giới doanh nhân quan tâm và biết đến.

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu.

Được biết, anh là một doanh nhân thành đạt rất sớm trên lĩnh vực BĐS khi mới 23 tuổi?

Vốn là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Quãng Ngãi, thấu hiểu cuộc sống vất vả của gia đình và thương ba mẹ, ngay từ khi còn là sinh viên năm nhất, tôi đã mơ để trở thành tỷ phú bằng nghề CEO (Giám đốc điều hành) chuyên nghiệp và lên kế hoạch để thực hiện nó. 

Bước vào năm thứ 2 Đại học, tôi bắt đầu viết dự án khởi nghiệp, lên kế hoạch cuộc đời để giàu nhanh theo sở thích và nhu cầu của xã hội. Lúc ấy tôi nghĩ khi tay trắng khởi nghiệp, một trong những cách làm giàu nhanh từ tay trắng thì thường sẽ là: Kinh doanh mua bán trực tuyến, kinh doanh dịch vụ như môi giới bất động sản, chứng khoán, giáo dục, truyền thông, giải trí ....thế là tôi cùng với những người bạn nghĩ tới là  bắt đầu hành động ngay và luôn bằng cách mở trung tâm gia sư, lập Website, lên đề án mở công ty công nghệ và truyền thông, giáo dục ... 

CEO Đỗ Văn Hiếu trong một sự kiện.

Cho đến  năm 22 tuổi, tôi được may mắn làm chung với các siêu bán hàng trong doanh nghiệp lớn về BĐS tại Phú Mỹ Hưng và Trung tâm TP.HCM với tư cách là chuyên viên môi giới bất động sản, tôi nghĩ người ta làm được thì mình cũng làm được. Và công khó không hề vô ích sau một năm phấn đâu tôi đã đạt được mức thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu mỗi tháng. 

Sau nhiều năm cống hiến, bằng nghị lực cũng như niềm đam mê với nghề, đến nay tôi có được những thành tựu nhất định, hiện nay tôi là Chủ tịch Công ty Sàn trực tuyến (STT Group), một doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trực tuyến cho doanh nhân và doanh nghiệp. Đồng thời tôi may mắn là Chủ tịch của Hội Triệu phú, một tổ chức xúc tiến thương mại trong nước và đầu tư BĐS Quốc tế tại Châu Âu, Mỹ. Bên cạnh đó là tôi cũng là chủ tịch của Royal International School tại Việt Nam với 6 chi nhánh hơn 800 học sinh đang học tại miền Nam. Ngoài ra tôi cũng là chủ tịch của Công ty Bất động sản An Gia Lập Nghiệp, là chủ đầu tư của dự án Biên Hoà City (50ha) tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai. 

Có được thành công như vậy, anh  có đánh giá gì về BĐS hiện nay và trước kia?

Ngày trước thì mọi ngành kinh doanh đều chịu sự chỉ định nghiêm ngặt của nhà nước, nhưng hiện nay đất nước mở cửa kinh tế nên có rất nhiều điều lệ phải tuân thủ theo “luật chung”. Sự cạnh tranh trong BĐS cũng công bằng hơn, miếng bánh to thì ai cũng muốn, thực tế chia bình quân đầu người nhòm ngó, mẩu bánh của mỗi người bé hơn xưa rất nhiều. Luật thì mở hơn, nhưng cạnh tranh khốc liệt hơn, đồng nghĩa với việc nếu không cẩn thận thì nhà đầu tư có thể ngã đau bất cứ lúc nào.

Trong BĐS người ta hay nhắc đến yếu tố may mắn có đúng không anh?

Nhu cầu cuộc sống ngày càng mở, luật pháp cũng không gò bó như xưa. Tuy nhiên sự cạnh tranh khốc liệt, vốn đầu tư cũng lớn hơn nhiều so với xưa kia. Không những là BĐS, mà các ngành khác cũng vậy không gì khác. Nếu coi  “con người là mỏ vàng”, thì kiến thức là yếu tố quyết định của người đầu tư và những con người làm việc chung với nhà đầu tư, tổng hợp tất cả, một chỉnh thể tốt sẽ tạo nên mỏ vàng. May mắn là có, nhưng nếu một mỏ vàng đủ lớn, đâu cần nhiều may mắn để đào được vàng? Ngành BĐS bây giờ không còn đơn giản như xưa, các nghiên cứu đã chỉ ra, nền kinh tế ảnh hưởng tới BĐS có những chu kỳ nhất định. Chu kỳ tạo ra xu hướng, xu hướng tạo ra thời điểm. Nếu nắm rõ chu kỳ có thể ước chừng được xu hướng, từ đó “đón trước” thời điểm vàng một cách hoàn hảo. 

Đội ngũ cán bộ công nhân viên BĐS An Cư Lạc Nghiệp cùng CEO Đỗ Văn Hiếu.

Vấn đề cơ bản nhất của BĐS là thời điểm có thể dùng con người để dự đoán?

Nếu coi thời điểm là vấn đề cơ bản thì chưa đúng, nên nhớ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, thời điểm chỉ là một yếu tố thôi. Thực tế hiện nay để đứng vững ngạch này, nhà đầu tư phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nan giải như:  

+ Lựa chọn phân khúc phù hợp: Nếu phân khúc đầu tư không phù hợp, có thể là không hợp với túi tiền của mình, có thể là khách hàng không phù hợp mục tiêu. Việc lựa chọn này lại phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và những người làm cùng mình

+ Đánh giá tiềm năng: BĐS là ngạch mà tính sinh lời thường theo “năm”, mà theo năm thì nó lại dính nhiều tới thị hiếu. Nhu cầu xã hội thay đổi, thậm chí là luật pháp, sự hỗ trợ của nhà nước, của nước ngoài và cả cạnh tranh bất ngờ. Muốn đầu tư giỏi, trước tiên cần có bản lĩnh để đánh giá tốt tiềm năng. 

+ Khả năng tính toán dòng tiền, Chi phí đầu tư - lợi nhuận theo thời gian: Đây là một bài toán đau đầu với nhiều nhà đầu tư, nhất là đầu tư nhà ở hoặc các khu nghỉ dưỡng. Để đánh giá được tiềm năng sinh lời, người đầu tư phải quan tâm tới rất nhiều yếu tố liên quan đến nguồn tiền như: cơ sở vật chất, giải tỏa, chất lượng công trình, khả năng thanh khoản sau hoàn thiện, quản lý, nhu cầu của khách hàng... Thực tế những năm gần đây có rất nhiều công trình bị bỏ dở, vì khi triển khai nhà đầu tư phát hiện không thể sinh lời nên họ đành phải bỏ để chờ đợi. 

CEO Đỗ Văn Hiếu trao cúp giải bóng đá Hoàng Gia.

Nếu được lựa chọn thì anh sẽ đầu tư vào khía cạnh nào với tình hình BĐS hiện nay?

Thực ra từ lâu tôi đã nghĩ đến vấn đề của bất động sản ven TP.HCM, vì đây là mảng đầu tư đang được nhiều chuyên gia và bản thân tôi đánh giá rất tiềm năng. Trong 3 năm tới, chắc chắn khu vực ven trung tâm TP.HCM vẫn hút khách đầu tư và cả mảng đầu tư BĐS quốc tế để lấy cơ hội định cư tại nước ngoài cũng sẽ bùng nổ mạnh trên thị trường Việt Nam. Chính vì thế, tôi nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để mình đầu tư vào các dự án tiềm năng vùng ven TP.HCM và bất động sản tại Châu Âu, Mỹ. 

Cảm ơn anh rất nhiều về buổi nói chuyện hôm nay, xin chúc anh sức khỏe cùng Công ty An Cư Lạc Nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa. 

Theo Thịnh Đức http://m.giadinhvaphapluat.vn/ceo-do-van-hieu-neu-thoi-co-la-vang-thi-con-nguoi-la-mo-vang-p56167.html

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu: "Cho đi là nhận lại"

Từ một chàng sinh viên nghèo trở thành chủ doanh nghiệp ở tuổi còn rất trẻ. Giờ đây, doanh nhân Đỗ Văn Hiếu đảm nhiệm nhiều công việc ở những ngành nghề hoàn toàn khác nhau với nhiều chức danh quan trọng.

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu. 

PV: Ông được nhiều người biết đến với cái nickname: "Trưởng phòng không lương". Và giờ đây, lương của ông là bao nhiêu? Đâu là động lực để ông quyết định phát triển và đầu tư vào ngành giáo dục và phát triển con người?

DN Đỗ Văn Hiếu: Ngày xưa, tôi là “trưởng phòng không lương”. Bây giờ, tôi vẫn vậy, không lương nhưng giờ tôi đã được gọi bằng nhiều cái tên khác nữa như: CTHĐQT không lương hay TGĐ không lương. Với tôi lương chỉ là sự tượng trưng, giá trị thật sự của con người nằm ở đam mê và sáng tạo. Với tinh thần ấy, thì lương là một thứ vô giá mà mỗi người tự biết giá trị của mình đang nằm ở đâu. Tôi bây giờ thì hoàn toàn không có lương nhé. Vì lương của tôi đã thuộc về hơn 10.000 con người đang lao động ở đây.

Riêng về lĩnh vực phát triển con người, tôi đang tập trung phát triển về giáo dục và đào tạo, rèn luyện các kỹ năng mềm về nghề như: truyền thông, báo chí, xuất bản… Với triết lý: “Biết làm, biết sống và biết có.”  Biết làm, phải tự mình làm điều mình thích, việc mình muốn, đam mê mà mình theo đuổi; Biết sống nghĩa là, biết cách ứng xử  với người, với mình, với cuộc đời. Khi đó, biết có là sự cộng gộm giữa biết làm (đam mê) + biết sống (nhân cách) thì tất yếu sẽ thành công.

PV: Ông đang có định hướng và chiến lược phát triển về con người như thế nào trong thời gian sắp tới?

DN Đỗ Văn Hiếu: Tôi nghĩ một con người, muốn tồn tại và phát triển được thì phải đảm bảo ít nhất 2 yếu tố sau đây: Động lực xã hội, động lực tự thân. Về động lực xã hội, nhu cầu giáo dục về con người ngày một cao. Con người muốn hoàn thiện mình thì phải qua giáo dục, châm ngôn ngày xưa có câu: “Nhân bất học bất tri lý”.

Ông được ưu ái gọi với nickname "Trưởng phfong không lương". 

Tuy nhiên, với thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão hiện giờ thì người ta tự do lựa chọn con đường học vấn của mình như: học đại học, học nghề, học các kỹ năng nghề, du học… Vì thế động lực xã hội là một điều kiện cần để phát triển. Động lực tự thân, nghĩa là cái khát vọng, đam mê được làm việc, được lao động của bạn rồi sau đó dẫn tới các hoạch định, chiến lược và thực thi.

Tôi nhớ một câu nói, được trích lại trong “Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie là: Phát biểu cái bản ngã là điều cần thiết nhất đối với ta. Vậy bản ngã của tôi là gì, những ngày còn nhỏ, tôi là người đam mê với sách, ham mê đọc sách. Tôi đọc rất nhiều loại sách từ kinh doanh làm giàu, triết học, chính trị… nên tôi muốn mình là bệ phóng cho nhiều bạn trẻ có cùng nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm. Sau khi trưởng thành, tôi đi làm rất nhiều ngành nghề khác nhau, tích góp không ít kinh nghiệm. Vì vậy, chiến lược phát triển con người của tôi chính là chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của mình với thế hệ tiếp bước tương lai.

PV:  Ông đang hoạt động rất nhiều ngành nghề, có thể nói đa ngành nghề. Từ BĐS tới kinh doanh về công nghệ rồi sang truyền thông, báo chí, xuất bản, giáo dục, cố vấn chiến lược…Vậy đâu mới là đam mê thật sự của ông?

DN Đỗ Văn Hiếu: Đầu tiên, nếu bạn để ý sẽ thấy tất cả những ngành nghề này đều có mối liên hệ với nhau đó thôi. Tất đều nhằm một mục đích phát triển con người và  phát triển kinh tế của đất nước. Thứ 2, tất cả những ngành nghề này muốn làm được, làm tốt phải cần đam mê và có chiến lược. Thứ 3, bạn phải cần có yếu tố may mắn.

Doanh nhân Đỗ Văn Hiếu (ngoài cùng bên phải) trong một hội thảo. 

Tôi còn nhớ một câu trong kinh thánh: Có một vị thần đang trói buộc lấy ta, mà ta không tài nào thoát ra được. Có lẽ, định mệnh đã bắt tôi phải như thế, phải hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề để thỏa chí sáng tạo nhằm giải tỏa cái khát vọng làm giàu được dồn nén từ những năm tháng khi còn là một cậu sinh viên nghèo. Vậy đâu là đam mê thật sự, thú thiệt tôi cũng đang tự hỏi mình về điều đó - vì trong bất kỳ một lĩnh vực, ngành nghề nào tôi cũng tìm thấy niềm đam mê, hứng thú cũng như động lực.

Tôi luôn lao động bằng 200% sức lực của chính bản thân mình. Ở kinh doanh, người ta cần rất nhiều sự nhạy bén, ở giáo dục người ta cần điềm tĩnh, ở công nghệ người ta cần yếu tố tỉ mỉ, ở tư vấn người ta cần nhiệt huyết. Tôi nghĩ mình là tổng hòa của yếu tố trên. Vì “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội mà phải không!”

PV: Xin hỏi ông, trong tương lai ông có định phát triển thêm những ngành nghề nào để đầu tư vào “công nghệ” phát triển con người hay không?

DN Đỗ Văn Hiếu: Xin trả lời luôn cho bạn, đã là con người thì không có yếu tố  công nghệ ở trong đó. Phát triển con người là một chiến lược. Vì người tài vốn là nguyên khí của quốc gia. Có thể, phát triển thêm về lĩnh vực ngoại ngữ chăng; nhưng chỉ là giả thiết thôi nhé. Với một khối lượng công việc đồ sộ như hiện nay, tôi đã giải quyết không xuể rồi.

Tôi ước mình có thêm khả năng phân thân để có thể làm nhiều hơn, phát triển rộng hơn nữa về lĩnh vực đầu tư con người một cách đúng nghĩa nhất. Vì giáo dục cần một tinh thần khai minh để ngọn lửa đam mê luôn trở nên bất diệt.

Xin cảm ơn ông về buổi nói chuyện đầy thú vị. Chúc ông và gia đình nhiều sức khỏe, với những hoạch định lớn hơn nữa trong một tương lai gần. 

Theo Duy Kỳ - Nhã An 

http://www.doanhnhan.vn/doanh-nhan-do-van-hieu-cho-di-la-nhan-lai-d3909.html

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Thua Lào, Campuchia... chả nhẽ giờ thua cả nước nghèo Châu Phi

Người Việt Nam hạnh phúc chẳng qua chỉ cái tồn rơi rớt của văn hóa làng ngàn năm ngay trong sóng gió cuồn cuộn của thế kỷ XXI. Nếu không tự khai phóng, e rằng trăm năm nữa Việt Nam chưa thoát khỏi cảnh một nước thu nhập trung bình thấp.

Cầu học bằng khát vọng chinh phục nền tảng để thịnh vượng. Ta còn chờ đến lúc nào?

Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên không chắc đã làm nên một quốc gia, một dân tộc hùng mạnh, giầu có. Một nền quản trị công tốt, chính sách vĩ mô tốt, một quốc gia hùng cường không thể bắt đầu từ những tồn đọng trong quá khứ.

Tại sao chúng ta nghèo?

Khi xưa ở Trung Quốc, ông Mạnh tử nói rằng: “Quốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên”; sau, cũng lại người Trung Quốc khẳng định rằng “Dân dĩ thực vi thiên”. Oái oăm thay, những câu đó lại đúng với người Việt Nam.

Chúng ta là một dân tộc nông nghiệp là chính, bị dằn vặt và lo âu bởi hạt lúa, củ khoai. Rất chua xót, nhưng khó có thể phủ nhận được rằng chúng ta ưu tiên trước nhất và gần như dành cả cuộc đời công dân của mình để lo miếng ăn cho mình và gia đình.

Tại sao chúng ta nghèo? Ảnh minh họa: vneconomy

Như thế tự bản thân đã "gông cùm" chính tư duy, lòng khám phá và khát vọng chinh phục của mình. Mắt chỉ nhìn dạ dày của mình thì làm sao có tư duy mới, làm sao nghĩ tới triết học, hay “bay những chân trời chưa có người bay” – như ý thơ của nhà thơ Trần Dần?

Vì cái ăn có thể làm được tất thẩy, còn cái ăn thì còn sinh tồn, điều này làm tôi bất giác nghĩ đến lời nhân vật Hamlet “tồn tại hay không tồn tại” - William Shakespeare. Có thật chúng ta tồn tại như một dân tộc giầu khát vọng và một tư duy cởi mở, ham khám phá?

Ồ không! Nền văn minh lúa nước, những đồng bằng, dòng sông, thung lũng nuôi lớn bản làng, nuôi lớn dân tộc này, bảo vệ dân tộc này. Nhưng mặt trái là trói buộc người Việt Nam trong cái khuôn chung- văn hóa làng xã.

Đó là một không gian văn hóa đặc quánh và cô tịch và cái ăn “đo” vị trí con người “một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”. Tư duy sở hữu “tấc đất cắm dùi”, sống với đất đai tổ tiên, bà con chòm xóm khiến ngàn năm người Việt ở ngay ngã ba đường của thế giới (tức là biển Đông) mà không thể trở thành một quốc gia hàng hải, không thể có một đội thương thuyền mạnh.

Với người Việt Nam, biển cả không khác gì một con sông, cho cá cho tôm, nhưng giương buồm ra khơi buôn bán lại là cái gì đó mênh mông, choáng ngợp, bất trắc và đầy nguy hiểm. Đến cả nhà buôn rồi cũng quay về mua đất để cải thiện giai tầng của mình.

“Phi thương bất phú”, không có thương mại biển nghĩa là không có đô thị đúng nghĩa. Không có đô thị, nghĩa là không có được những sinh lực mạnh mẽ cho kinh tế bản địa, trói buộc nó trong tự cung tự cấp. Không có đô thị đúng nghĩa cũng dẫn tới việc chậm thích ứng với cái mới bao gồm cả tri thức, tư tưởng, và những giá trị văn minh.

Đất đai của Việt Nam chỉ vừa đủ cho người dân sống, đại khái chăm cấy chăm cày thì không phải lo đến cái ăn, nhưng ngược lại cũng khó giầu. Kinh tế, tư duy làng xã cũng không cho phép, không mong muốn anh trở thành một cá nhân giầu “xuất chúng”.

Theo dòng lịch sử ta thấy sự thịnh vượng của vương triều Đại Việt đều phải trông đợi vào sự cân bằng trong chính sách ruộng đất.  Khi chính sách không thể giữ sự cân bằng, xã hội phát sinh biến động đỉnh cao là các cuộc khởi nghĩa nông dân. Và trong các cuộc khởi nghĩa nông dân, kinh tế nông nghiệp lại bị tàn phá, những người làm kinh tế giỏi nhất ở nông thôn sớm trở thành những "nạn nhân" đầu tiên.

Tất cả tạo nên cái vòng luẩn quẩn khiến nông thôn Việt Nam không thể bứt ra được cái nghèo truyền thống và khá thơ mộng với mái nhà tranh và đồng lúa chín vàng.

Các nước phương Tây, nền văn minh của họ là sự Phục hưng văn minh Hi – La. Nhận ra được những chân giá trị, cốt lõi của văn hóa – văn minh, người phương Tây mới buôn bán chinh phục khắp thế giới, riêng ở Á Châu các công ty Đông Ấn từng mọc lên như nấm. Tại Châu Á, thời cận – hiện đại, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã khai phóng chính mình, rũ bỏ đi những thủ cựu, lạc hậu của văn hóa Á Đông “bơi nổi hưởng lạc cùng văn minh phương Tây” – lời Fukuzawa Yukichi.

Còn ta, ta hài lòng với chính ta. Người Việt Nam hạnh phúc chẳng qua chỉ là cái tồn dư rơi rớt của văn hóa làng xã ngàn năm ngay trong sóng gió cuồn cuộn của thế kỷ XXI. Nếu không tự khai phóng, e rằng trăm năm nữa Việt Nam chưa thoát khỏi cảnh một nước thu nhập trung bình thấp.

Cầu học bằng khát vọng chinh phục là nền tảng để thịnh vượng. Ta còn chờ đến lúc nào?

Quỳnh Mai, Kim Duyên (vietnamnet)